Những điều bạn cần biết về phân đen
Phân đen gây ra bởi thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung
Phân đen có thể do thức ăn, thực phẩm bổ sung, uống thuốc hoặc khoáng chất gây ra. Bổ sung sắt, dùng một mình hoặc là một phần của một loại vitamin tổng hợp để điều trị thiếu máu do thiếu sắt, có thể gây phân đen hoặc phân xanh. Thực phẩm có màu xanh đậm, đen hoặc xanh lá cây cũng có thể gây phân đen. Các chất thường được phát hiện là gây phân đen bao gồm:
Nếu bạn nhìn thấy phân đen và điều này xuất hiện khi bạn ăn một loại thực phẩm nào đó thì là bình thường. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sỹ nếu phân của mình có màu đen mà không phải do các nguyên nhân trên.
Phân đen gây ra bởi máu
Chảy máu xuất phát từ hệ tiêu hóa trên, chẳng hạn như thực quản hoặc dạ dày, có thể gây phân đen. Khi máu đi qua cơ thể và tương tác với các enzym trong quá trình tiêu hóa, máu thay đổi từ màu đỏ sang màu đen. Máu đỏ trong phân thường là từ đoạn thấp hơn trong đường tiêu hóa, chẳng hạn như trực tràng hoặc đại tràng. Máu từ đoạn thấp hơn trong hệ thống tiêu hóa sẽ được tiếp xúc với quá trình tiêu hóa ít hơn và có thể giữ được màu đỏ.
Nếu phân màu đen kèm theo các triệu chứng khác như cảm thấy suy nhược hoặc ngất xỉu, chóng mặt, đau hoặc nôn, đặc biệt nếu có máu trong chất nôn, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Hãy trao đổi với bác sỹ về các yếu tố nguy cơ gây chảy máu đường tiêu hoá và kiểm tra xem, liệu bạn có các yếu tố nguy cơ dưới đây hay không:
Chẩn đoán máu trong phân
Chỉ riêng tình trạng phân màu đen là chưa đủ để chẩn đoán tình trạng có máu trong phân. Do đó, một bác sĩ sẽ cần phải xác nhận liệu có thực sự là máu trong phân. Điều này có thể được thực hiện thông qua khám trực tràng. Hoặc, nó có thể được thực hiện bằng cách lấy mẫu phân, sau đó được gửi đến một phòng thí nghiệm để đánh giá.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao trẻ lại đi ngoài phân xanh?
CTV Võ Dung
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.