Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao trẻ lại đi ngoài phân xanh?

Là cha mẹ, chắc hẳn bạn sẽ thường xuyên theo dõi thói quen đại tiện của bé. Những thay đổi về cấu trúc, số lượng và màu sắc phân có thể là một cách hữu dụng để bạn kiểm soát được tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của bé. Và có thể bạn sẽ cảm thấy hơi sốc nếu thấy bỉm của bé có màu xanh hoặc nếu thấy những trẻ lớn hơn đi ngoài phân xanh.

Tại sao trẻ lại đi ngoài phân xanh?

Dưới đây là những gì bạn cần biết về hiện tượng trẻ đi ngoài phân xanh, nguyên nhân của tình trạng này và khi nào bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sỹ.

 Để con có chế độ dinh dưỡng hoàn hảo giúp phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn thể chất, liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM!

Là cha mẹ, ít nhất một lần bạn sẽ nhìn thấy trẻ đi ngoài phân xanh. Khi bé được một vài ngày tuổi, bé sẽ chuyển từ giai đoạn đi ngoài phân su (phân có màu xanh đen) sang giai đoạn đi ngoài ra phân trông giống như mù tạt và có màu hơi xanh.Trẻ đi ngoài phân xanh

Khi bé lớn hơn một chút, thì chế độ dinh dưỡng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp lên màu sắc và cấu trúc phân của bé. Màu bình thường của phân sẽ có sắc từ vàng nâu cho đến màu nâu sáng. Những bé được cho ăn chế độ ăn giàu chất sắt hoặc ăn những thực phẩm bổ sung sắt sẽ đi ngoài ra phân có màu xanh đậm. Nếu bạn vẫn đang cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, phân của bé sẽ có màu vàng do chất béo từ trong sữa mẹ.

 
Các nguyên nhân khiến trẻ nhỏ đi ngoài phân xanh

Đôi khi, những bé đang bú mẹ đi ngoài ra phân xanh vì một vài lý do sau đây:

Những gì bà mẹ ăn

Nếu bạn ăn nhiều rau hoặc ăn uống những thực phẩm có màu xanh, ví dụ như soda và nước uống thể thao, thì màu sắc sữa mẹ và cả màu sắc phân của bé cũng sẽ thay đổi theo màu sắc đồ ăn của bạn.

Em bé đang bị ốm

Nếu em bé bị đau bụng và bị nhiễm virus đường tiêu hóa, thì tình trạng này có thể sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất phân của bé, đặc biệt là nếu bé cũng bị tiêu chảy. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những bé đang bú sữa công thức.

Em bé nhạy cảm hoặc dị ứng một một loại thực phẩm trong chế độ ăn của mẹ

Phân của em bé có thể sẽ có màu xanh hoặc có một lớp nhầy nếu bé nhạy cảm với một thành phần nào đó trong chế độ ăn của bạn, mặc dù đây là nguyên nhân ít gặp. Bé cũng có thể sẽ dị ứng với một loại thuốc mà bạn đang uống. Trong những trường hợp này, phân xanh và nhầy thường đi kèm với các triệu chứng khác về đường tiêu hóa, về da hoặc các vấn đề về hô hấp.

Tình trạng đi ngoài phân xanh cũng có thể xảy ra ở những bé lớn hơn khi được cho tiếp xúc với một loại thức ăn mới.

Mất cân bằng sữa đầu  – sữa cuối cữ bú hoặc cho bé bú quá nhiều

Nếu bạn có quá nhiều sữa, thì em bé có thể sẽ bú sữa đầu cữ bú nhiều hơn là sữa cuối. Sữa đầu là sữa loãng hơn và thường tiết ra trong khoảng thời gian đầu khi cho bé bú. Sữa đầu thường có ít chất béo và có hàm lượng lactose cao hơn sữa tiết ra ở cuối cữ bú.

Nếu bạn có quá nhiều sữa, thì có thể, em bé sẽ bú no sữa đầu rồi và không thể bú thêm sữa cuối tiết ra nữa. Và nhiều chuyên gia cho rằng, lactose trong sữa đầu sẽ không được cân bằng với lượng chất béo. Do vậy, bé có thể sẽ tiêu hóa lượng sữa đầu này rất nhanh, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra nước, phân màu xanh và có bọt.

Một số người thấy rằng, quá nhiều lactose trong sữa mẹ có thể gây đầy hơi và khiến bé cảm thấy khó chịu. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn chưa cho bé bú hết sữa ở bên vú này mà đã chuyển sang cho bé bú ở bên vú còn lại.

Nếu bé vẫn vui vẻ, khỏe mạnh và tăng cân đều, thì tình trạng đi ngoài phân xanh sẽ không đáng lo ngại. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy để bé bú hết sữa ở một bên vú để có thể bú được lượng sữa cuối giàu chất béo, sau đó hãy chuyển sang vú còn lại.

Những gì em bé ăn

Khi em bé lớn hơn và bắt đầu ăn dặm, thì việc đi ngoài phân xanh có thể sẽ lại xuất hiện một lần nữa. Khi bé mới lần đầu tập ăn các loại đậu và rau, đặc biệt là rau bina, thì có thể bé sẽ đi ngoài ra phân xanh.

Chất nhầy

Đôi khi, tình trạng bé đi ngoài ra phân xanh sẽ đi kèm với chất nhầy. Việc này sẽ thường xảy ra trong khi bé đang mọc răng và chảy nước dãi quá mức. Đôi khi, đây cũng là một dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng. Hãy trao đổi với bác sỹ nhi khoa nếu tình trạng này không biến mất và đi kèm với các triệu chứng bệnh khác.

Đi ngoài phân xanh ở trẻ lớn

Nếu bạn nhận thấy rằng những trẻ lớn đi ngoài phân xanh, thì đó có thể là do thức ăn mà bé đã ăn. Uống thuốc và bổ sung sắt có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Mặc dù ít gặp, nhưng tình trạng này xảy ra ở những trẻ lớn có thể là vấn đề đáng lo ngại.

Ở những trẻ lớn hơn hoặc thậm chí cả ở người lớn, tình trạng đi ngoài phân xanh có thể gây ra bởi:

  • Màu tự nhiên hoặc màu nhân tạo có trong các loại thực phẩm, ví dụ như rau xanh
  • Tiêu chảy do thực phẩm hoặc do bị ốm
  • Do bổ sung sắt

Nếu tình trạng đi ngoài phân xanh kéo dài hoặc kèm thêm các triệu chứng khác, hãy đưa bé đến bác sỹ.

Bạn cần lưu ý...

Thông thường, trẻ nhỏ sẽ đi ngoài ra phân xanh vào một thời điểm nào đó trong đời và tình trạng này thường sẽ không gây nguy hiểm. Nguyên nhân chính là do phân đi qua ruột quá nhanh do vậy, dịch mật (có màu xanh) không có đủ thời gian để hấp thu ngược trở lại cơ thể.

Với trẻ mới sinh, nếu tình trạng đi ngoài phân có màu xanh đen kéo dài trên 5 ngày thì bạn nên kiểm tra lại việc cho bé bú và tình trạng tăng cân của bé.

Trong rất nhiều trường hợp, trẻ đi ngoài phân xanh sẽ đi kèm theo triệu chứng tiêu chảy. Trong những trường hợp này, hãy đảm bảo rằng trẻ đã uống đủ nước để tránh bị mất nước. Nếu trẻ bị tiêu chảy và đi ngoài phân xanh kéo dài trong vài ngày không giảm, bạn nên trao đổi với bác sỹ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sữa công thức là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ?

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm