Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân khiến bạn không nên bỏ qua chứng ợ nóng

Nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng, thì đã đến lúc bạn ghi lại và tìm ra nguyên nhân thực sự gây ợ nóng của bạn là gì.

Nguyên nhân khiến bạn không nên bỏ qua chứng ợ nóng

Nếu bạn đã từng: mang thai, ăn nhiều gia vị, ăn quá nhiều, hoặc nói chung là bạn là một người trưởng thành, có thể bạn đã từng bị ợ nóng vào một thời điểm nào đó. Thông thường, không có gì đáng lo ngại, nhưng có trường hợp bạn không nên bỏ qua chứng ợ nóng.

Chứng ợ nóng có thể bắt chước một cơn đau tim

Các triệu chứng của chứng ợ nóng có thể tương tự như cơn đau tim hoặc đau thắt ngực - một loại đau tức ngực gây ra bởi sự giảm lưu lượng máu đến tim. Có một số quy tắc để phân biệt giữa chứng ợ nóng và đau tim. Ví dụ, ợ nóng thường trở nên nặng hơn khi nằm xuống và có thể để lại vị giác chua trong miệng của bạn. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Do đó, bạn nên gặp bác sĩ nếu cảm thấy không ổn. Và luôn tìm đến trợ giúp y tế nếu bạn gặp phải tình trạng đau tức ngực, đổ mồ hôi… bên cạnh tình trạng ợ nóng

Ợ nóng cũng có thể là một trong những dấu hiệu của sỏi mật

Sỏi mật được hình thành chủ yếu từ sự kết tụ cholesterol, do sự mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật. Sỏi mật thường là nguyên nhân gây tắc đường mật của bạn và có thể gây ra chuột rút ở giữa hoặc phía trên bên phải bụng của bạn. Thông thường, cơn đau xảy ra ngay sau khi ăn - tương tự như chứng ợ nóng.

Ợ nóng có thể là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản

Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường bị ợ nóng, nhưng đó là triệu chứng của một vấn đề lớn hơn. Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh tiêu hóa mạn tính xảy ra khi acid dạ dày hoặc dịch dạ dày chảy ngược trở lại thực quản của bạn. Sự trào ngược sẽ gây ra ợ nóng. Nếu bạn đang trải qua chứng ợ nóng ít nhất hai lần một tuần, hoặc nếu nó đang can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của bạn, đó là thời gian để đi khám bác sĩ.

Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn tới Barrett thực quản

Bệnh Barrett thực quản là tình trạng biến đổi biểu mô vảy bình thường ở đoạn xa thực quản thành biểu mô trụ kiểu ruột dạng đặc biệt. Đây là một biến chứng thường gặp của bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản. Barrett thực quản có rất nhiều nguy cơ trở thành ung thư thực quản. Điều quan trọng là bệnh chưa được chú trọng đúng mức kể cả đối với những bác sĩ lâm sàng và nội soi.

Cơn đau ợ nóng có thể là triệu chứng của loét dạ dày

Loét dạ dày xuất hiện trong lớp lót dạ dày. Đau bụng do loét dạ dày có thể cảm thấy ở vùng bụng trên và ngực, và đôi khi có thể tương tự như cơn đau ợ nóng. Nếu không được điều trị đúng cách, loét có thể dẫn đến chảy máu, thủng thành dạ dày, và tắc nghẽn giữa dạ dày và ruột non. Trong khi một số trường hợp loét dạ dày có thể tự lành, một số lại cần đến kháng sinh và thậm chí là phẫu thuật.

Ợ nóng có thể do thoát vị hoành

Thoát vị hoành là 1 sự gián đoạn của cơ hoành (cơ tách khoang ngực và bụng). Thông thường, thực quản đi xuyên qua cơ hoành và đổ vào dạ dày, trong một thoát vị hoành dạ dày phình lên vào ngực thông qua sự gián đoạn đó của cơ hoành (thoát vị). Có hai loại chính của thoát vị hoành: Thoát vị trượt: đường giao nhau của dạ dày và thực quản trượt lên vào ngực thông qua chỗ thoát vị. Đây là loại phổ biến nhất của thoát vị hoành; Thoát vị chèn: ít phổ biến hơn, nhưng là nguyên nhân cho mối quan tâm. Thực quản và dạ dày ở trong vị trí bình thường của nó, nhưng một phần của dạ dày ép vào thực quản thông qua chỗ thoát vị. Mặc dù có thể có thoát vị nhưng lại không có bất kỳ triệu chứng, nguy hiểm là dạ dày có thể trở thành siết lại, có nghĩa là nguồn cung cấp máu của nó sẽ bị cắt. Thông thường, những người có thoát vị hoành có các triệu chứng thường hay bị ợ nóng hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Mặc dù có một mối liên hệ giữa các triệu chứng này nhưng không nhất thiết bất cứ thoát vị hoành nào cũng sẽ như vậy, vì một số người có thể có một thoát vị hoành mà không bị GERD, và ngược lại.

Ợ nóng nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm thực quản

Viêm thực quản thường là do các acid dạ dày bị trào ngược và ứ đọng trong thực quản. Điều này có thể gây đau, khó nuốt và đau ngực. Nếu không được điều trị, viêm thực quản có thể làm hỏng lớp lót thực quản và dẫn đến các biến chứng như sẹo và khó nuốt. Nếu các triệu chứng ợ nóng của bạn kéo dài hơn một vài ngày, không cải thiện khi dùng thuốc kháng acid, làm cho việc ăn uống khó khăn, kèm theo các triệu chứng cúm, hoặc kèm theo là thở dốc hoặc đau ngực xảy ra ngay sau khi ăn, hãy tìm đến bác sĩ.

Ợ nóng có thể là triệu chứng của ung thư

Mặc dù rất hiếm gặp, ợ nóng có thể là một dấu hiệu của ung thư dạ dày hoặc thực quản. Nếu bạn bị ợ nóng kéo dài hoặc khó nuốt thức ăn trong ba tuần hoặc lâu hơn, bạn bạn nên tìm gặp bác sĩ. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm thức ăn dính vào cổ họng khi nuốt; giảm cân không lý do; buồn nôn hoặc nôn mửa; và đau hoặc khó chịu ở đầu dạ dày…

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những nguyên nhất bất ngờ gây ợ nóng

 

Việt Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo RD)
Bình luận
Tin mới
  • 07/04/2025

    10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

    Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

  • 07/04/2025

    Ngày Sức Khỏe Thế Giới: - Khởi đầu khỏe mạnh tương lai tươi sáng

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.

  • 06/04/2025

    Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng không dung nạp lactose

    Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.

  • 06/04/2025

    Phân biệt bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt

    Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!

  • 05/04/2025

    10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

    Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

  • 05/04/2025

    Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?

    Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.

  • 04/04/2025

    Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

    Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?

  • 04/04/2025

    Làm thế nào để cải thiện lưu thông máu của bạn?

    Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.

Xem thêm