1. Tiết dịch núm vú
Dịch có thể bao gồm bất kỳ dạng chất lỏng nào chảy ra từ núm vú của bạn. Nó có thể xảy ra trong khi bạn mang thai và cho con bú, thậm chí liên tục đến hai năm sau khi bạn ngừng cho con bú. Và điều này là rất bình thường.
Trước thời kỳ mãn kinh, núm vú của bạn có thể rò rỉ ra chất màu trắng sữa ở cả hai bên bởi tác động của các kích thích tố. Điều này không phải là hiếm ở rất nhiều phụ nữ.
Tuy nhiên nếu chất dịch chảy ra màu đỏ máu, xanh hoặc trong suốt, xảy ra ở một bên ngực thì vấn đề này có vẻ không bình thường. Bạn hãy đi khám bác sĩ ngay cho dù bản thân có trong thời gian mãn kinh hay không. Nguyên nhân của vấn đề có thể là do nhiễm trùng, u nang hoặc các khối u dạng khác dễ gây ung thư.
2. Khối u
Bạn đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu xem nó là gì. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn nhận thấy mình có một khối u lớn ở nách hoặc nếu nó không biến mất sau 6 tuần.
Hầu hết các khối u (hơn 80%) không phải là ung thư. Đa số chúng xuất hiện khi bạn có kinh nguyệt hoặc gần thời kỳ mãn kinh. Nhiều u nang hoàn toàn không có hại, chỉ chứa chất lỏng ở bên trong.
Bác sĩ sẽ kiểm tra vú của bạn và đề nghị chụp X quang tuyến vú cùng các xét nghiệm khác. Bạn nên biết những gì bình thường và bất thường ở ngực của mình để qua đó nhận biết được khi nào cần sự giúp đỡ từ chuyên gia.
3. Thay đổi màu sắc và kết cấu
Nếu vùng da xung quanh ngực của bạn lún xuống, ngứa, có vảy hoặc đỏ lên bạn nên đến kiểm tra với bác sĩ. Bác sĩ có thể theo dõi điều này hoặc lấy sinh thiết để kiểm tra rằng mọi thứ đều ổn hoặc không.
4. Đau nhức và yếu ớt
Sự đau đớn và cảm giác yếu ớt có thể xảy ra trong thời gian chu kỳ của bạn. Rất nhiều phụ nữ cảm thấy như vậy trước hoặc trong giai đoạn. Điều này là bình thường và sau đó nó sẽ biến mất cùng chu kỳ. Bạn nên đi kiểm tra nếu cơn đau trở nên tồi tệ hơn hoặc nếu nó xuất hiện ở một khu vực cụ thể nào đó ở ngực ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn.
Một số yếu tố có thể tác động gây đau ngực bao gồm thuốc tránh thai, kích thước ngực và các loại hormone. Trong các bài kiểm tra, bác sĩ sẽ xem xét liệu có thể thay đổi loại thuốc tránh thai, điều chỉnh liệu pháp hormone để giải quyết vấn đề này.
5. Thay đổi kích thước hoặc hình dạng
Ngực của bạn có thể thay đổi trong những thời điểm khác nhau của cuộc đời. Ví dụ, trong thời gian bạn mang thai, kích thước thường mở rộng do sự ảnh hưởng của các kích thích tố.
Một khi bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh, bạn sẽ cảm thấy ngực mình nhỏ hơn, mất hình dạng, mềm hơn. Tất cả sự thay đổi này đều là những biến đổi bình thường của cơ thể.
Tuy nhiên nếu bạn nhận thấy có sự bất thường ngoài thời gian này, bạn nên kiểm tra với bác sĩ để đảm bảo mọi thứ đều ổn.
Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Các nguyên nhân gây đau ngực thường gặp ở trẻ nhỏ
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.