Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nghiên cứu cảnh báo nguy cơ khi uống acetaminophen trong thai kỳ

Acetaminophen (hay paracetamol) được coi là thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn nhất cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây chỉ ra acetaminophen có liên quan đến vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra acetaminophen có thể gây bất lợi cho sự phát triển của trẻ.

Acetaminophen (hay paracetamol) được xem là thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn nhất cho phụ nữ mang thai, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Y học Bà mẹ và Trẻ em đều khuyến nghị sử dụng loại thuốc này.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Đại học Illinois Urbana-Champaign (Mỹ), sử dụng acetaminophen trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ (tức từ tháng thứ 3 đến khi sinh) có thể dẫn đến vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ.

Nghiên cứu này là một phần của nghiên cứu đoàn hệ thực hiện trên hơn 500 trẻ ra đời từ năm 2013 - 2020 tại bang Illinois. Kết quả cho thấy, khi người mẹ dùng acetaminophen trong 6 tháng cuối thai kỳ, trẻ ở độ tuổi 26,5 - 28,5 tháng có lượng từ vựng ít hơn, những câu nói bập bẹ cũng ngắn hơn.

Bé trai có nguy cơ chậm phát triển ngôn ngữ khi mẹ dùng acetaminophen trong 3 tháng cuối thai kỳ

Bé trai có nguy cơ chậm phát triển ngôn ngữ khi mẹ dùng acetaminophen trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Ngoài ra, trẻ 36 - 38 tháng tuổi có điểm số thấp trên thang Đánh giá Ngôn ngữ và Lời nói (SLAS) khi người mẹ dùng thuốc acetaminophen nhiều trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Đặc biệt, việc uống loại thuốc này trong 3 tháng cuối thai kỳ có liên quan tới tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở bé trai.

Giai đoạn phát triển ngôn ngữ đầu đời có thể quyết định chỉ số thông minh, khả năng đọc và học tập của trẻ sau này. Nhóm tác giả nhận định, phát hiện này cho thấy, cần xem xét lại độ an toàn của thuốc cũng như nghiên cứu thêm về ảnh hưởng tiềm tàng của acetaminophen với sự phát triển của thai nhi.

Thống kê cho thấy, hơn một nửa phụ nữ mang thai ở Bắc Mỹ và châu Âu sử dụng acetaminophen hoặc thuốc có chứa dược chất này ít nhất một lần trong thai kỳ. Acetaminophen có thể vượt qua hàng rào nhau thai. Tuy loại thuốc giảm đau này được coi là an toàn, những vẫn ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về tác động của acetaminophen với sức khỏe trẻ sau này.

Acetaminophen là thành phần thuốc không nằm trong danh sách chống chỉ định cho thai phụ. Đến nay, chưa phát hiện được tác hại nào của thuốc đối với việc sảy thai ở 3 tháng đầu hay gây ra dị tật cho thai nhi.  

Bà bầu cần lưu ý rằng, một số dược phẩm vừa chứa acetaminophen vừa chứa caffeine – thành phần có thể gây hại cho thai nhi ở liều lượng lớn.

Phụ nữ mang thai nếu chẳng may bị sốt cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ chuyên khoa, dùng thuốc theo chỉ định.

Dùng thuốc đúng liều, liều tiếp sau phải cách liều trước đó 4 - 6 giờ, tuyệt đối không dùng trên 6 viên/ngày. Không được uống thuốc chứa acetaminophen liên tiếp 3 ngày nếu không được bác sĩ cho phép.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 điều bạn chưa biết về Acetaminophen.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Sử dụng bàn chải kẽ thay vì chỉ nha khoa thông thường: lợi và hại

    Bàn chải kẽ (là một que nhựa nhỏ có gắn một mẩu chỉ nha khoa) có thể là một biện pháp thay thế thuận tiện cho chỉ nha khoa thông thường, đặc biệt nếu bạn có vấn đề về vận động cổ tay - như viêm khớp. Nhưng nếu bạn không khó khăn khi sử dụng chỉ nha khoa thông thường, liệu bàn chải kẽ có phải lựa chọn tốt?

  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

Xem thêm