Dựa trên xu hướng hiện tại, có tới 4 trong số 5 quốc gia không đạt được mục tiêu cải thiện khả năng sống sót của bà mẹ vào năm 2030. 1 trong 3 quốc gia sẽ không đạt được mục tiêu giảm tử vong ở trẻ sơ sinh.
Việt Nam được đánh giá là 1 trong 6 nước trên thế giới đạt chuẩn về tỷ lệ giảm tử vong mẹ. Tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm trên 5 lần, từ mức 233/100.000 trẻ đẻ sống năm 1990 xuống còn trên 44/100.000 trẻ đẻ sống năm 2023 - đứng thứ 4 các nước Đông Nam Á…tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm hơn 4 lần từ 44 ‰ xuống còn 11,6‰; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm gần 4 lần, từ mức 58‰ xuống còn 16,9‰; đồng thời tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cũng giảm mạnh từ mức 53‰ xuống còn 9,7‰; tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi là 18,2%.
Tầm quan trọng của chủ đề năm 2025
Theo WHO, mỗi năm có gần 300.000 phụ nữ tử vong do các biến chứng liên quan đến thai kỳ hoặc sinh nở. Hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu đời và khoảng 2 triệu trẻ khác chết non . Đây là những con số đáng báo động, nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Mục tiêu của chiến dịch
Chiến dịch năm 2025 nhằm:
Nâng cao nhận thức về khoảng cách trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, đồng thời ưu tiên sức khỏe lâu dài của phụ nữ.
Thúc đẩy đầu tư hiệu quả để cải thiện sức khỏe của phụ nữ và trẻ em.
Khuyến khích hành động tập thể hỗ trợ các bậc cha mẹ cũng như các chuyên gia y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc quan trọng.
Cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến thai kỳ, sinh nở và giai đoạn sau sinh .
Đọc thêm tại bài viết: WHO công bố các biện pháp phòng chống tiểu đường
Tương lai tươi sáng bắt đầu từ hành động hôm nay
Chủ đề năm nay kêu gọi không chỉ các chính phủ, tổ chức y tế, mà cả mỗi cá nhân hãy nhận thức rõ hơn về vai trò của mình trong việc xây dựng một nền tảng sức khỏe ngay từ sớm
Bắt đầu từ việc theo dõi thai kỳ đầy đủ, đảm bảo mẹ và bé được chăm sóc chu đáo.
Cung cấp cho trẻ một chế độ ăn khoa học, cân đối, nhiều rau củ, sữa, và protein chất lượng.
Quan tâm đến sức khỏe tinh thần của trẻ, không chỉ thể chất.
Tổ chức các chương trình giáo dục sức khỏe cho học sinh.
Cải thiện bữa ăn học đường, vệ sinh trường lớp.
Tăng cường vận động thể chất và hạn chế thời gian dùng thiết bị điện tử.
Cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho phụ nữ mang thai và trẻ em.
Đầu tư vào y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Đào tạo và hỗ trợ nhân viên y tế tuyến đầu – những người giữ vai trò quan trọng trong “khởi đầu khỏe mạnh”.
Đọc thêm tại bài viết: Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 10/10: Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và những dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý
Một trong những yếu tố then chốt của “khởi đầu khỏe mạnh” là bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ y tế. Thực tế hiện nay, ở nhiều khu vực, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, trẻ em và phụ nữ vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ với tiêm chủng, chăm sóc thai sản hay dinh dưỡng phù hợp.
Vì vậy, thông điệp của Ngày Sức khỏe Thế giới 2025 cũng bao hàm ý nghĩa:
Hãy đảm bảo mọi trẻ em – không phân biệt nơi sinh, điều kiện sống hay hoàn cảnh kinh tế – đều có cơ hội bắt đầu cuộc sống với nền tảng sức khỏe tốt nhất.
Mừng sinh nhật 7 tuổi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng khách hàng ưu đãi độc quyền diễn ra từ 1/4- 20/4 duy nhất tại VIAM clinic! Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.
Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.
Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.
Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.
Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.