Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Các triệu chứng thường xuất hiện khoảng 14 ngày sau khi tiếp xúc và sau đó lan từ đầu xuống chân. Người bị nhiễm bệnh có thể lây nhiễm từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau khi phát ban.
Trong quyết định ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi do GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia ký, Bộ Y tế nêu rõ: bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan mạnh do virus sởi gây ra, bệnh có thể gây các biến chứng nặng dẫn đến tử vong, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, người lớn chưa tiêm hoặc tiêm phòng không đầy đủ cũng có nguy cơ mắc.
Mặc dù hầu hết mọi người đều phục hồi sau bệnh sởi nhưng đôi khi sởi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, do đó tuyệt đối không được chủ quan.
Tìm hiểu thêm: Mối nguy hiểm của bệnh sởi ở người lớn
Chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ mắc bệnh sởi, mang lại nhiều lợi ích thiết yếu:
Tăng cường hệ miễn dịch: Bệnh sởi làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, kẽm, giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng cường khả năng chống lại virus sởi và các tác nhân gây bệnh khác.
Giảm nguy cơ biến chứng: Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, tiêu chảy, viêm não, viêm loét giác mạc, thậm chí có nguy cơ tử vong. Chế độ ăn giàu vitamin A đã được chứng minh là có khả năng góp phần giảm mức độ nghiêm trọng của các biến chứng này, đặc biệt là ở trẻ em.
Chế độ ăn giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe và lấy lại năng lượng sau khi mắc bệnh sởi.
Hỗ trợ phục hồi nhanh chóng: Khi bị sởi, cơ thể cần nhiều năng lượng và dưỡng chất hơn để phục hồi các tế bào bị tổn thương. Chế độ ăn uống hợp lý cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe.
Duy trì thể trạng tốt: Sởi thường đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, biếng ăn, mệt mỏi. Việc cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa giúp duy trì thể trạng tốt, tránh tình trạng suy dinh dưỡng và mất nước.
Bảo vệ mắt: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt và ngăn ngừa các biến chứng về mắt do sởi gây ra như viêm loét giác mạc, thậm chí mù lòa.
Đọc thêm tại bài viết sau: Chăm sóc trẻ bị sởi như thế nào để nhanh khỏi bệnh?
Để phục hồi nhanh nhất sau bệnh sởi, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng:
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng:
Ngay cả khi các triệu chứng cấp tính của bệnh sởi đã qua, cơ thể vẫn cần thời gian để phục hồi hoàn toàn. Hãy duy trì chế độ ăn giàu vitamin A, C, kẽm, protein và các khoáng chất thiết yếu khác như đã khuyến nghị trong giai đoạn bệnh. Điều này giúp củng cố hệ miễn dịch đã bị suy yếu và tái tạo các tế bào bị tổn thương.
Ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa:
Hệ tiêu hóa có thể vẫn còn nhạy cảm sau khi bị bệnh. Do đó, hãy lựa chọn các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh hầm. Tránh các thực phẩm quá nhiều chất xơ, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc chế biến sẵn.
Chia nhỏ các bữa ăn:
Thay vì ăn ba bữa chính lớn, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 5 bữa). Điều này giúp hệ tiêu hóa làm việc nhẹ nhàng hơn và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Đủ năng lượng từ bữa ăn:
Cần cung cấp đủ năng lượng cho từng thời kỳ của sởi, nên tăng cường năng lượng khi có sốt. Nên sử dụng các bữa ăn có đậm độ năng lượng cao, đặc biệt khi có chán ăn.
Đảm bảo đủ lượng protein:
Lựa chọn các thực phẩm giàu protein, vì protein rất cần thiết cho quá trình lành vết thương, tăng cường sức đề kháng và phục hồi. Nên sử dụng thịt nạc, gia cầm, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa, đậu, các loại hạt khi chế biến bữa ăn.
Tăng cường vitamin và khoáng chất:
Bổ sung vitamin A có thể là một phần của việc chăm sóc hỗ trợ cho các trường hợp mắc bệnh sởi nặng, đặc biệt là ở trẻ em.
Vitamin A: Lựa chọn thực phẩm giàu vitamin A, vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo có trong nhiều loại thực phẩm. Vitamin A rất quan trọng đối với thị lực bình thường, hệ thống miễn dịch, sinh sản, tăng trưởng và phát triển. Vitamin A cũng giúp tim, phổi và các cơ quan khác hoạt động bình thường. Hãy bổ sung cà rốt, khoai lang, rau bina và bông cải xanh vào chế độ ăn uống của người bệnh.
Vitamin C: Vitamin C cần thiết cho quá trình tổng hợp sinh học collagen, L-carnitine và một số chất dẫn truyền thần kinh; vitamin C cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa protein. Collagen là thành phần thiết yếu của mô liên kết, đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương. Vitamin C cũng là chất chống oxy hóa sinh lý quan trọng và đã được chứng minh là có tác dụng tái tạo các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể, bao gồm alpha-tocopherol (vitamin E).
Ngoài chức năng tổng hợp sinh học và chống oxy hóa, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch và cải thiện khả năng hấp thụ sắt không phải heme, dạng sắt có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Lượng vitamin C không đủ sẽ gây ra bệnh scorbut, đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi hoặc uể oải, suy yếu mô liên kết lan rộng và mao mạch dễ vỡ. Hãy bổ sung đủ lượng hoa quả như cam, quýt, dâu tây… vào chế độ ăn uống.
Kẽm: Lựa chọn thực phẩm giàu kẽm, kẽm đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe, chức năng miễn dịch và sự phát triển của tế bào, có thể bảo vệ chống lại tình trạng viêm và các tình trạng khác. Bổ sung các thực phẩm như ngao, hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống.
Bù đủ nước và điện giải: Uống đủ nước, nước bù điện giải, nước hoa quả, nước rau củ… đặc biệt khi có sốt, tiêu chảy. Việc duy trì đủ nước rất quan trọng để giúp cơ thể đào thải độc tố và phục hồi chức năng các cơ quan. Khi uống các loại nước điện giải nên theo hướng dẫn của bác sĩ…
Theo dõi các dấu hiệu bất thường: Nếu gặp bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào sau khi khỏi bệnh sởi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.
Tránh các chất kích thích (rượu, bia, caffeine, nước có gas…), đồ uống nhiều đường (nước ngọt, nước trái cây đóng hộp…), đồ ăn uống nhiều chất béo, món xào, chiên rán… vì chúng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phục hồi của cơ thể.
Kiên nhẫn và lắng nghe cơ thể: Quá trình phục hồi sau bệnh sởi cần thời gian. Hãy kiên nhẫn và lắng nghe những tín hiệu từ cơ thể để điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.
Mừng sinh nhật 7 tuổi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng khách hàng ưu đãi độc quyền diễn ra từ 1/4- 20/4 duy nhất tại VIAM clinic! Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.