Hoa quả họ cam chanh như bưởi, cam, quýt, chanh là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào. Vitamin C trong những loại quả này có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với mầm bệnh. Bên cạnh đó, ăn trái cây họ cam chanh thường xuyên còn giúp giảm triệu chứng cảm lạnh.
Ngoài trái cây họ cam chanh, quả kiwi cũng là nguồn vitamin C dồi dào.
Dầu olive
Dầu olive là chất béo tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch
Dầu olive là nguồn acid béo có lợi cho sức khỏe. Dầu olive còn giàu chất chống oxy hóa, giúp cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh viêm nhiễm trong thời tiết thay đổi thất thường. Bạn có thể sử dụng dầu olive để làm các món xào, trộn salad rau củ.
Sữa chua
Sữa chua có thể kết hợp với hoa quả
Sữa chua, đặc biệt là sữa chua Hy Lạp, là thực phẩm giàu probiotics giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, đảm bảo cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, chống chọi tốt hơn với các mầm bệnh trong mùa Đông.
Trong mùa Đông, con người có xu hướng ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, do đó không hấp thu được nhiều vitamin D từ ánh nắng. Sữa chua chứa lượng đáng kể vitamin D có lợi cho xương và hệ miễn dịch, giúp cải thiện và tăng cường sức đề kháng của bạn.
Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều vi chất giúp nâng cao sức đề kháng
Bông cải xanh là nguồn vitamin A, C và E dồi dào, đồng thời giàu chất xơ và các chất chống oxy hóa. Bông cải xanh còn chứa kali, magne, kẽm, sắt và các vitamin nhóm B. Đây là những vi chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa và củng cố hệ miễn dịch.
Do các vitamin trong bông cải dễ tan trong nước và bay hơi ở nhiệt độ cao, bạn không nên nấu bông cải chín quá kỹ. Phương pháp chế biến thích hợp nhất là hấp bông cải xanh để giữ được tối đa các vi chất có lợi.
Gừng
Gừng giúp cải thiện các bệnh thường gặp trong mùa Đông
Gừng có vị cay, tính ấm, giúp cải thiện các bệnh thường gặp trong mùa Đông như cảm cúm, cảm lạnh, đau họng. Gingerol, chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong gừng có đặc tính chống viêm, giúp cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa và giảm các triệu chứng viêm nhiễm.
Khi nấu ăn trong mùa lạnh, bạn có thể tẩm ướp gừng vào các món ăn. Ngoài ra, bạn có thể pha trà gừng, hoặc làm kẹo ngậm ho từ gừng và thảo mộc để giảm đau họng.
Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch như kali, magne, vitamin A, C và B6. Đặc biệt, sắc tố thực vật beta-carotene dồi dào trong khoai lang được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, giúp bảo vệ mắt, da và hệ miễn dịch của cơ thể.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Cách nào tăng sức đề kháng cho cơ thể?