Mứt tết dưới góc nhìn về dinh dưỡng và An toàn thực phẩm
Trước đây chỉ có chừng chục loại nhưng ngày nay mứt tết xuất hiện rất nhiều, từ các loại rau, củ như khoai lang, bí đao, cà chua, gừng…đến tất cả các loại quả như hồng, đào, lê, me, mận, táo, dâu, kiwi… đều được chế biến thành mứt và với các tác dụng cho sức khỏe khác nhau: Mứt gừng: tác dụng làm ấm tỳ vị, chống nôn, giải độc, chữa ho; Mứt tắc: giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, long đờm, chống nôn, giải độc rượu; Mứt sen: an thần, giảm stress, chống suy nhược; Mứt hồng: chống suy nhược, chữa ho, tiểu đêm; Mứt khoai lang: nhuận trường, chống táo bón; Mứt dừa: nhuận tràng; Mứt me: giải khát, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng; Mứt cà chua, cà rốt: giúp sáng mắt, đẹp da, ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
Mứt tết, món ăn không thể thiếu của người Việt Nam dịp Tết cổ truyền
Tuy nhiên, việc chọn dùng cũng nên có nhiều điều lưu ý: Mứt là các thực phẩm dinh dưỡng vì có chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể như đường bột, protein, axit hữu cơ, vitamin và khoáng chất, nhiều chất chống lão hóa tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hơn là các nhóm hóa thực vật có tác dụng chống oxy hóa tế bào tăng cường lợi gan, thải độc cho cơ thể.
Những điều bất lợi khi sử dụng mứt tết:
Mứt tết trên thị trường hiện nay liệu có an toàn? có nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng?
Nhưng thực tế “mứt ba không” (Không nhãn mác nguồn gốc, không ngày sản xuất, không hạn sử dụng), vẫn len lỏi đi vào thị trường, và được bán ở khắp nơi như: Hàng Buồm, chợ Đồng Xuân, Hàng Đường, chợ Hà Đông…, cũng như hình thức kinh doanh online.
"Mứt ba không" vẫn được bầy bán ở nhiều nơi
Một số cơ sở sản xuất không hợp vệ sinh, có thể gây nhiễm khuẩn, làm phát sinh một số bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Quá trình bảo quản không đạt tiêu chuẩn dễ sinh nấm mốc làm ảnh hưởng hại nhiều cho sức khỏe hơn là có lợi. Vẫn còn những cơ sở chế biến mứt thủ công không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc của hàng mứt bàn lẻ trên thị trường online, hay offline. Với những cơ sở sản xuất tạm, không đủ đảm bảo an toàn thực phẩm: Nơi phơi nguyên liệu bụi bẩn, thùng xô chậu ngâm mứt cáu bẩn, rồi các loại phụ gia không được phép sử dụng như: hóa chất tẩy trắng, phẩm mầu, đường hóa học, hàn the… đều có nguy cơ độc hại với sức khỏe.
Người tiêu dùng nên chọn mứt ở đâu:
Hiện nay cũng nhiều gia đình đã tự chế biến mứt cổ truyền cho ngày tết, nếu không quá bận rộn. Điều này cần khuyến khích vì giữ được hương vị ngày tết và chị em lại thêm được dịp nữ công gia chánh "khéo tay, hay làm". Hoặc các mẹ nên chọn mứt của Việt Nam nhưng được chế biến bởi các công ty lớn, có thương hiệu, có nhãn mác đầy đủ, có ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Dưới khía cạnh dinh dưỡng: Tốt nhất là nên giảm bớt lượng mứt sử dụng và thay thế bằng cách ăn các loại trái cây tươi trong những ngày tết như dưa hấu, cam, quýt, bưởi, hồng, dâu, táo…có lợi cho sức khỏe. Có thể thay thế mứt tết bằng các loại hạt ngũ cốc hoặc hạt bí, đậu phộng, hạt điều, đậu hòa lan, riêng với hạt dưa thì chú ý vì nếu được nhuộm bằng phẩm màu không tốt cũng có hại cho sức khỏe.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bí kíp tránh dị ứng thực phẩm trong dịp lễ Tết
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?