Nghiên cứu cho thấy sự rối loạn hormon khiến cơ thể tăng cân, đặc biệt là tích mỡ ở mép bụng. Một số hành động đơn giản như ăn đường bột vào buổi sáng hoặc ngủ ít cũng có thể gây ra rối loạn. Điều tồi tệ hơn, chất béo ở nội tạng có thể kích thích các hormon stress như cortisol, điều này thực sự dẫn đến tăng mỡ ở bụng.
Dưới đây là 5 dấu hiệu hormon ngăn cản bạn có vòng eo mong muốn. Đi kèm là các biện pháp để khắc phục.
1. Chuyển hóa rất chậm
Hormon tuyến giáp khiến cho các chức năng chuyển hóa hoạt động bình thường. Đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi năng lượng, các hormon tuyến giáp như TSH, T3 và T4 “điều khiển” dường như mọi tế bào trong cơ thể. Khi tất cả những hormon đó hoạt động như một nhóm, hệ chuyển hóa – trao đổi chất của bạn sẽ là cỗ máy đốt cháy mỡ. Và stress, đáp ứng dị ứng hoặc lão hóa có thể khiến chúng hỗn loạn.
Hormon tăng trườnge (GH) và acetylcholine cũng rất thiếu yếu đối với phương trình chuyển hóa. Chúng được giải phóng khi chúng ta ngủ và làm việc để sửa chữa và xây dựng mô cơ. Luyện tập quá sức và ngủ ít có thể khiến quá trình đốt cháy mỡ bị đảo lộn và khiến việc chuyển hóa bị ảnh hưởng. Stress làm tăng cortisol và ức chế lượng hormon tăng trưởng.
2. Kém nhạy cảm với insulin
Adiponectin thiết yếu đối với quá trình đốt cháy mỡ. Là một hormon được sản xuất ở tế bào mỡ, adiponectin giúp chúng ta giảm cân bằng cách tăng độ nhạy cảm với insulin. Nên nhớ, insulin sẽ báo cơ thể khi nào nên dự trữ hoặc đốt cháy mỡ. Vì vậy nếu cơ thể được đáp ứng đủ lượng năng lượng cần, bạn sẽ giảm được mỡ dễ hơn mà không khiến cơ bị ảnh hưởng. Mức độ adiponectin cao hơn dẫn đến nhiều năng lượng bị đốt cháy hơn, ngay cả khi nghỉ ngơi. Ăn bữa ăn giàu đường bột và bỏ tập luyện sẽ khiến hormon này bị rối loạn.
3. Năng lượng thấp
Khi chúng ta ăn đường bột, insulin tăng lên, cơ thể dự trữ chất béo - nếu có quá nhiều đường bột thì càng nhiều chất béo được dự trữ. Nhưng chúng ta không thể nhịn ăn đường bột mãi – chúng ta vẫn cần đường bột để cung cấp năng lượng, nếu không sẽ dẫn đến phản ứng dây chuyền xấu của hormon ảnh hưởng đến mức năng lượng. Thêm nữa, bạn cần đốt cháy đường bột (chứ không phải protein) để duy trì độ săn chắc của cơ bắp.
Đây là lúc hormon glucagon phát huy vai trò—nó giúp điều hòa lượng đường huyết, nói với cơ thể khi nào dùng đến chất béo và đường dự trữ chẳng hạn sau khi bạn luyện tập. Nếu bạn không ăn đủ hoa quả, rau hoặc ngũ cốc nguyên hạt cùng với đạm, bạn sẽ có lượng glucagon thấp, và cả ngày bạn sẽ cảm thấy không còn sức lực.
4. Không còn năng lượng khi cần
Một hormon khác, adrenaline, thúc đẩy việc giảm mỡ và tăng năng lượng. Được biết như là epinephrine, adrenaline đảm nhiệt việc tăng năng lượng cho bạn một cách nhanh chóng (hãy nhớ lại khi cơ thể đáp ứng với những tình thế nguy cấp và cảm giác của bạn khi đó).
Hormon này cho phép cơ thể giải phóng chất béo và đường dự trữ, vì vậy bạn có rất nhiều năng lượng khi cần dùng tới. Nếu bạn thường bị rơi vào trạng thái tăng adrenaline, thì những lúc thực sự cần, cơ thể không còn đủ adrenaline cần thiết nữa.
5. Thiếu ham muốn tình dục
Hormon tình dục quan trọng, DHEA, được cho rằng còn có khả năng chống lão hóa. Hormon này giúp tăng ham muốn tình dục và giúp tập trung, tươi trẻ và giàu sức sống, tăng cường hệ miễn dịch. Cùng với testosterone, hormon này bảo vệ mô cơ, đốt cháy nhiều calo hơn chất béo. DHEA và testosterone sẽ giảm khi nhiều tuổi, stress và bệnh tật. Nhiều khi ham muốn tình dục thấp, người ta cũng bị ngủ kém. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ngủ kém khiến mọi người tăng cân.
Khắc phục
Tăng lượng hormon đốt cháy chất béo bằng việc tập thể dục (đi bộ hoặc thể dục tăng thể lực tối thiểu năm ngày một tuần), ngủ tối thiểu 7½ đến 9 tiếng và ăn bữa cân bằng dưỡng chất (đủ đạm, đường bột, chất béo và chất xơ mỗi bữa, bốn lần một ngày).
Để cân bằng hormon tuyến giáp và hormon tăng trưởng, bên cạnh việc ngủ và tập luyện, đảm bảo bạn tiêu thụ protein nạc dựa vào cân nặng và giới tính – phần lớn phụ nữ cần khoảng 38g một ngày.
Nếu mức độ adiponectin và/hoặc glucagon thấp, ăn chế độ low-carb, bao gồm chất béo lành mạnh để trợ giúp cho sự cân bằng insulin và giúp kiểm soát đường huyết, bên cạnh việc đi bộ và rèn luyện thể lực.
Để tăng cường DHEA, ngồi thiền có thể giúp tăng serotonin để ngủ ngon hơn. (Giấc ngủ cũng tái tạo tuyến thượng thận, sẽ sản sinh DHEA và giảm cortisol.) Tương tự, hãy sinh hoạt tình dục tối thiểu hai lần một tuần – cực khoái cũng sẽ làm tăng mức DHEA! Bất kỳ hoạt động giảm stress nào cũng sẽ kích thích hormon thiết yếu này.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn biết gì về mất cân bằng hormone?
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.