Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Một số loại vaccine người lớn cần tiêm chủng

Không chỉ có trẻ em mới cần tiêm vaccine mà người lớn cũng cần được chủng ngừa để bảo vệ bản thân và con cái trước những căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh.

Ảnh minh họa.

Theo Parents, hàng năm, hơn 600.000 người lớn chết vì các bệnh vốn có thể phòng tránh bằng vaccine. Hơn nữa, theo TS. Anita Chandra-Puri, phát ngôn viên của Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ, đồng thời là bác sĩ nhi khoa tại Hiệp hội y khoa Northwestern ở Chicago thì “Khi người lớn được tiêm chủng, nó có thể kiềm chế sự lây lan của bệnh sang trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - những trường hợp còn quá nhỏ để có thể tiêm vắc xin hoặc chưa được bảo vệ đầy đủ”.

Sau đây là tổng quan về các loại vaccine mà theo Cơ quan quản lý dược phẩm Hoa Kỳ thì tất cả người lớn đều cần.

1. Vaccine sởi - quai bị - rubella (MMR)

Sởi là một bệnh dễ lây và có thể lây lan nhanh trong cộng đồng chưa được tiêm phòng. Trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sởi cao vì họ không thể tiêm ngừa. Cả ba loại virus sởi - quai bị - rubella (còn gọi là bệnh sởi Đức) đều có thể gây sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh.

Tiêm vaccine MMR nếu:

• Bạn sinh từ năm 1957 trở về sau và chưa tiêm ngừa bao giờ.

• Bạn chuẩn bị đi du lịch nước ngoài (mũi tăng cường).

• Bạn làm việc ở trung tâm chăm sóc sức khỏe (mũi tăng cường).

• Bạn là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

• Bạn là sinh viên, sinh viên trao đổi.

Bỏ qua việc tiêm chủng nếu:

• Bạn đang mang thai (bởi vì vaccine có chứa các chủng virus sống đã bị làm yếu).

• Bạn đang cố gắng thụ thai (sử dụng các biện pháp an toàn trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vaccine).

• Bạn sinh trước năm 1957 và đã tiếp xúc với virus (xét nghiệm máu có thể xác định vấn đề này).

• Bạn dị ứng gelatin hoặc kháng sinh neomycin.

• Hệ thống miễn dịch của bạn bị tổn tương nặng nề do HIV/AIDS hoặc ung thư.

• Xét nghiệm máu cho thấy bạn miễn dịch với sởi, quai bị và rubella.

• Bạn đã tiêm 2 liều MMR hoặc 1 liều MMR cộng với 1 liều 2 vaccine sởi đơn.

• Bạn đã tiêm 2 mũi MMR và không có nguy cơ cao phơi nhiễm sởi hay quai bị.

2. Vaccine cúm

Mỗi năm có khoảng 40.000 người chết vì bệnh cúm. Trẻ sơ sinh có thể bắt đầu tiêm ngừa cúm từ 6 tháng tuồi. Nhưng trước đó, trẻ đặc biệt dễ bị tổn thương bởi loại virus chết người này. Phụ nữ mang thai cũng dễ gặp các biến chứng của cảm cúm hơn là các triệu chứng thông thường.

Người trưởng thành nên tiêm ngừa cúm hàng năm. Những người khỏe mạnh từ 18 đến 49 tuổi có thể dùng loại vaccine dạng xịt qua đường mũi.

Bạn không nên tiêm vaccine này nếu:

• Bạn dị ứng nặng với trứng.

• Phụ nữ mang thai không nên dùng loại vaccine dạng xịt, vì vẫn chứa các vi khuẩn sống đã bị làm yếu.

• Bạn gặp hội chứng Gullain - Barr, một bệnh đa dây thần kinh cấp, một rối loạn ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngoại biên. Đây là hội chứng rối loạn khiến hệ thống miễn dịch của bạn tấn công hệ thống thần kinh.

3. Vaccine thủy đậu

Người lớn và trẻ em đều có thể mắc thủy đậu - thậm chí tử vong vì những biến chứng của căn bệnh này như viêm phổi và nhiễm trùng não, xương, da và mạch máu.

Trước khi loại vaccine này được cung cấp cho người dân Mỹ vào năm 1995, mỗi năm có khoảng 100 người chết và hơn 11.000 người phải nhập viện vì thủy đậu. Thậm chí trẻ em bị nhẹ cũng đã phải nghỉ học tới 6 ngày.

Tiêm chủng ngay nếu:

• Bạn chưa bị thủy đậu

• Bạn mới tiêm 1 mũi (mũi bổ sung)

Bỏ qua mũi tiêm này nếu:

• Bạn đang mang thai (bởi vì vaccine có chứa các chủng virus sống đã bị làm yếu).

• Bạn đang cố gắng thụ thai sử dụng các biện pháp an toàn trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vaccine).

• Bạn dị ứng gelatin hoặc kháng sinh neomycin.

• Hệ thống miễn dịch bị tổn hại nghiêm trọng do HIV/AIDS hoặc ung thư.

4. Vaccine uốn ván và bạch hầu (TD) hoặc bạch hầu, ho gà, uốn ván (TDAP hay DTAP)

Tiêm ngừa giúp bạn chống lại bệnh uốn ván (một căn bệnh gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn), bạch hầu (nhiễm trùng đường hô hấp) và ho gà. Các vi khuẩn gây ra uốn ván khiến một loại chất độc gây co thắt cơ nghiêm trọng.

Trẻ sơ sinh đặc biệt dễ mắc bệnh trong 6 tuần đầu tiên bởi chúng không đủ tuổi chủng ngừa. Liều TD bổ sung được khuyến cáo tiêm lại mỗi 10 năm nhưng TDAP chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất.

Tiêm vaccine này nếu:

• Bạn dưới 64 tuổi và chưa được tiêm chủng trước đó (TDAP)

• Bạn trên 65 tuổi và thường xuyên tiếp xúc với trẻ nhỏ dưới 12 tháng (TDAP)

• Bạn dưới 65 tuổi và thường tiếp xúc với trẻ dưới 12 tháng tuổi (tiêm bổ sung liều TD)

• Bạn đã tiêm chủng cách đây 10 năm (tiêm TD bổ sung)

• Bạn làm việc ở trung tâm chăm sóc sức khỏe (tiêm TDAP hoặc TD bổ sung)

Bỏ qua mũi tiêm này nếu:

• Bạn mang thai dưới 20 tuần. TDAP hay TD đều có thể tiêm muộn hơn trong thai kỳ hoặc sau khi sinh.

• Bạn mắc chứng động kinh hay Guillain - Barr, các hội chứng hay triệu chứng rối loạn hệ thần kinh khác.

5. Vaccine viêm gan B

Trong số những người nhiễm viêm gan B, nhiều người thậm chí còn không biết mình mắc bệnh. Người mẹ nhiễm bệnh có thể lây nhiễm sang trẻ khi sinh ra.

Tiêm ngừa ngay nếu:

• Bạn đang mang thai và chưa được tiêm chủng trước đó

• Bạn quan hệ tình dục với nhiều người

• Bạn trên 60 tuổi và bị tiểu đường

• Bạn làm việc trong cơ sở chăm sóc sức khỏe

• Bạn sống cùng người mắc viêm gan B

Bỏ qua mũi tiêm này nếu bạn dị ứng nghiêm trọng với các loại men.

6. Vaccine HERPES ZOSTER (zona)

Virus thủy đậu thời thơ ấu của bạn có thể kích hoạt lại bệnh zona trong độ tuổi trưởng thành, dẫn đến đau dây thần kinh kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Những người bị nhiễm zona có thể truyền virus thủy đậu cho trẻ em chưa được tiêm chủng.

Hãy tiêm vaccine này nếu bạn trên 60 tuổi.

Bỏ qua mũi tiêm này nếu bạn:

• Dị ứng với gelatin hoặc kháng sinh neomycin

• Hệ thống miễn dịch của bạn bị tổn hại nặng nề do HIV/AIDS hoặc ung thư.

7. Pneumococcal polysaccharide hoặc vaccine PPSV (viêm phổi)

Hơn 1 triệu người Mỹ phải nhập viện vì viêm phổi mỗi năm. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, và người cao tuổi rất dễ bị các vi khuẩn phế cầu tấn công gây viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng máu. Phụ nữ mang thai tăng nguy cơ sinh non.

Tiêm bổ sung loại vaccine này nếu:

• Bạn trên 65 tuổi.

• Có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy thận, lymphoma hay còn gọi là bệnh bạch cầu, ung thư hoặc HIV/AIDS.

• Bạn hút thuốc.

• Lá lách bị tổn thương hoặc đã bị cắt bỏ.

Bỏ qua mũi tiêm này nều bạn dưới 64 tuổi và có tình trạng sức khỏe tốt.

Diệu Thúy - Theo SKGĐ
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm