Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Món ăn thuốc cho người bị rối loạn tiêu hóa do lạnh

Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy rất hay gặp trong mùa đông do trời lạnh làm sức đề kháng suy giảm, do ăn uống thức ăn sống lạnh,...

Người bệnh có biểu hiện đau bụng liên miên, sôi bụng, sợ lạnh, sợ gió, đau đầu, mình lạnh, không khát, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù hoãn hay nhu hoãn. Phép trị: giải biểu, tán hàn (ôn hàn táo thấp hay ôn trung táo thấp). Sau đây là một số món ăn thuốc hỗ trợ trị rối loạn tiêu hóa do lạnh.

Cháo bạch truật vỏ quýt: bạch truật 24g, vỏ quýt 14g, gạo tẻ 80g. Bạch truật, vỏ quýt được gói bằng vải xô, cùng nấu với gạo tẻ, nấu nhỏ lửa, cháo chín thì bỏ bã, có thể thêm đường, muối, gia vị. Dùng cho người bị tiêu chảy, đầy bụng chán ăn.

Cá bống kho tiêu gừng: cá bống liều lượng tùy ý, làm sạch, thêm gừng tươi, tiêu ớt, gia vị, kho khô nhừ. Dùng cho người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc sau sinh; người ăn kém, chậm tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ.

Cháo phụ tử: gạo tẻ 50g, phụ tử tán bột 5g, bột gừng khô 2g, hành 2 củ đã thái mỏng, đường trắng hoặc đường đỏ vừa đủ. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín nhừ cho phụ tử, hành gừng, khuấy đều, ăn nóng. Dùng tốt cho người đau mỏi thắt lưng, lạnh chi, liệt dương, di niệu (người già suy nhược hư hàn), tiêu chảy do lạnh.

Xi rô gừng tươi mạch nha tốt cho người tỳ vị hư nhược; lạnh gây nôn ói, trẻ nhỏ nôn ói tiêu chảy.

Cháo gừng nghệ: bột gừng khô 3g, bột nghệ 3g, gạo tẻ 80-100g, cùng đem nấu cháo. Có thể cho thêm chút đường, ăn nóng. Dùng cho người tỳ vị hư hàn, đau quặn vùng thượng vị, nôn ói tiêu chảy.

Cháo lá lốt: cành nụ lá lốt khô 30g, hồ tiêu 30g, quế 12g, cùng tán mịn; mỗi lần dùng 9g, gạo tẻ 80g. Lấy 1 nắm hành tươi đun lấy nước bỏ bã, cho gạo tẻ nấu cháo. Cháo chín cho bột thuốc vào khuấy đều, ăn khi đói. Hoặc lá lốt tươi thái nhỏ 20-30g và bột quế tiêu 6g, cùng cho vào khuấy đều. Dùng tốt cho người bị đầy bụng không tiêu, chán ăn do hư hàn, hàn thấp.

Cháo riềng: kê hoặc bột mỳ 100g, riềng đập giập 6g, đem nấu thành cháo, ăn khi đói. Dùng tốt cho người cao tuổi đầy bụng, lạnh bụng, không tiêu, đau tức vùng bụng và vùng hạ sườn.

Thịt bò kho gừng: thịt bò 200g thái lát, gừng tươi 30-40g gọt vỏ đập giập. Trộn bóp đều gừng và các gia vị khác như tỏi, bột tiêu, mắm muối với thịt bò lát, để 15-30 phút cho ngấm đều, đặt lên bếp đun nhỏ lửa cho đến khi chín nhừ. Dùng cho người ăn uống không tiêu đầy trướng bụng.

Bánh bột bạch truật can khương: gừng khô 60g, bạch truật 120g, đại táo bỏ hạt 250g cùng đem tán thành bột mịn, thêm chút hồ nước nhào thành bánh, hấp chín, ăn khi đói, cách ngày ăn 1 lần. Dùng cho người bị tiêu chảy do hư hàn.

Xi-rô gừng tươi mạch nha: gừng tươi 10g, đường nha (di đường) 30g. Gừng rửa sạch, đập giập, cho cùng với di đường vào ấm, cho nước sôi pha hãm trong 10 phút, uống nóng. Dùng cho người tỳ vị hư nhược; lạnh gây nôn ói, trẻ nhỏ nôn ói tiêu chảy.

Nước dấm nóng đinh hương: nụ đinh hương 2 cái, dấm ăn 50ml, cho vào bát, đun cách thủy 10 phút, uống nóng. Thích hợp cho người đau quặn bụng do lạnh.

Nước sắc riềng táo: riềng 8-12g, đại táo 3 quả. Hai vị cho vào nồi, thêm 300ml sắc hãm còn khoảng 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng tốt cho người bị đầy bụng, đau quặn, nôn mửa.

Nước đường gừng ớt: ớt đỏ chín tươi 10-15g, gừng tươi 12-15g, đường đỏ vừa đủ, nấu hoặc hãm nước uống. Dùng cho người ăn kém chậm tiêu, đau bụng do lạnh.

Nước hãm tử tô tiêu gừng: bột tiêu 3g, gừng tươi 6g, tử tô 6g. Sắc hoặc hãm uống. Dùng cho người bị đau quặn bụng do lạnh, nôn thổ, rối loạn tiêu hóa.

Nước sắc ích trí nhân: ích trí nhân 60g, sắc đặc uống. Dùng cho người đầy bụng tiêu chảy, ngủ gà, mệt mỏi.

Rượu nóng muối rang: Rượu hâm nóng 60-80ml, muối rang nóng 1g cùng đem khuấy đều uống. Dùng tốt cho người đau quặn vùng bụng ngực do lạnh (lãnh khí tâm thống).

Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nên ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng; tránh ăn sữa chua, đồ chiên rán, hạn chế đồ uống có ga, cà phê và các loại bánh kẹo nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn... Ăn uống đúng bữa, nhai kỹ. Ăn nhiều rau xanh, giảm bớt thịt và các chất đạm. Luyện tập thể dục thể thao điều độ tốt cho tim mạch, cơ bắp mà còn giúp bài tiết cũng như cân bằng nhu động ruột. Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, luôn rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Món ăn, bài thuốc giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

BS. Phương Thảo - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

  • 17/04/2025

    Hãy chọn sữa công thức đúng chuẩn cho trẻ từ 2-5 tuổi

    Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.

  • 17/04/2025

    Bí quyết chọn sữa tối ưu dinh dưỡng cho trẻ 7–24 tháng tuổi

    Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.

Xem thêm