Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo nhỏ về dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe

Dinh dưỡng tốt là chìa khóa cho một sức khỏe tốt. Bạn có thể cải thiện dinh dưỡng của mình bằng cách thường xuyên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất khoảng, ví dụ như hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại sữa ít hoăc không béo.

Tôi có cần phải thay đổi những thứ mình đang ăn không?

Nếu bạn trả lời có cho bất kì câu hỏi nào sau đây thì bạn có thể cần phải nói chuyện với bác sĩ về cách cải thiện dinh dưỡng:

  • Bác sĩ của bạn có trao đổi với bạn về các vấn đề sức khỏe hoặc các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao hoặc cholesterol cao không?
  • Bác sĩ có nói với bạn rằng những vấn đề sức khỏe của bạn có thể được cải thiện thông qua dinh dưỡng không?
  • Gia đình bạn có tiền sử bị tiểu đường, ung thư, bệnh tim hoặc loãng xương không?
  • Bạn có bị thừa cân không?
  • Bạn có bao giờ tự hỏi rằng bạn nên ăn các loại thực phẩm như thế nào hoặc bạn có nên uống vitamin không?
  • Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích từ việc gặp các chuyên gia dinh dưỡng, một thành viên trong đội ngũ những người chăm sóc khỏe chuyên về tư vấn dinh dưỡng không?
Có khó để thay đổi thói quen ăn uống không?

Có thể khó, nhưng ngay cả những thay đổi nhỏ nhất cũng đã có khả năng nâng cao sức khỏe của bạn một cách đáng kể rồi. Chìa khóa đó là luôn lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe và luôn giữ liên lạc với bác sĩ cũng như chuyên gia dinh dưỡng để họ có thể biết được bạn đang làm được những gì. Dưới đây là một số gợi ý có thể giúp bạn cải thiện thói quen ăn uống:

  • Hãy tìm những điểm mạnh và điểm yếu trong chế độ ăn của bạn hiện nay. Bạn có ăn khoảng 4-5 khẩu phần hoa quả hoặc rau xanh mỗi ngày không? Bạn có ăn đủ canxi không? Bạn có ăn ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ thường xuyên không? Nếu bạn trả lời có với các câu hỏi trên thì bạn đang làm đúng đấy! Hãy tiếp tục ăn như vậy. Nếu không, hãy cho thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày của bạn.
  • Hãy theo dõi những thực phẩm bạn ăn vào bằng cách viết lại những thứ bạn ăn và uống mỗi ngày. Việc này sẽ giúp bạn biết được bạn cần ăn thêm thực phẩm từ nhóm nào (chẳng hạn như cần ăn thêm nhóm hoa quả, rau xanh hoặc sản phẩm từ sữa) hoặc bạn cần ăn ít đi thực phẩm ở nhóm nào (chẳng hạn ăn ít các thực phẩm chế biến sẵn hoặc giàu chất béo)
  • Hãy nghĩ đến việc tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia dinh dưỡng, đặc biệt là khi bạn có những vấn đề về sức khỏe yêu cầu một chế độ ăn đặc biệt.

Tôi có thể tin vào những thông tin dinh dưỡng đọc được từ báo hoặc tạp chí không?

Các mẹo về dinh dưỡng và chế độ ăn từ những nguồn khác nhau thường có xung đột với nhau. Bạn nên luôn luôn hỏi bác sĩ trước. Đồng thời, luôn nhớ lời khuyên sau:

  • Khi liên quan đến dinh dưỡng, không bao giờ có một phương pháp thần kì nào có thể giúp bạn đạt được mong muốn ngay lập tức. Ăn kiêng trong thời gian ngắn có thể giúp bạn giảm cân nhưng chúng rất khó để duy trì và thậm chí về lâu dài, có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Dinh dưỡng tốt không chỉ đến từ một viên vitamin. Chỉ uống vitamin khi bác sĩ khuyên dùng vì cơ thể bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích nhất từ việc ăn uống lành mạnh và lấy chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
  • Ăn uống đa dạng là biện pháp tốt nhất dành cho cơ thể, bởi vậy hãy thử nhiều loại thực phẩm khác nhau.
  • Có nhiều câu chuyện từ những người sử dụng các chương trình hoặc sản phẩm ăn kiêng, đặc biệt là trong các quảng cáo thương mại. Những người này thường được trả tiền để thừa nhận những gì mà các nhà quảng cáo đang muốn bán. Hãy nhớ rằng việc tăng cân trở lại và các vấn đề khác phát sinh sau khi họ hoàn thành chương trình hay sử dụng sản phẩm đó sẽ không bao giờ được đề cập đến trong các quảng cáo.
Bây giờ tôi có thể thay đổi những gì trong chế độ ăn của mình?

Hầu hết mọi người đều nhận được lợi ích từ việc giảm các chất béo không tốt cho cơ thể. Nếu hiện giờ bạn đang ăn rất nhiều chất béo, hãy thử một hoặc hai trong số các phương pháp nêu sau đây:

  • Thay vì rán thịt, hãy nướng nó bằng lò, than hoặc nướng vỉ. Bỏ da khi ăn thịt gà. Ăn cá ít nhất một lần một tuần.
  • Cắt giảm lượng chất béo ăn kèm thực phẩm như bơ sữa hoặc bơ thực vật trên bánh mì, kem chua ở khoai tây bỏ lò, hay sốt salad. Hãy sử dụng các dạng ít béo hoặc không béo của những gia vị này.
  • Ăn thật nhiều hoa quả và rau xanh trong cả bữa ăn và khi ăn vặt.
  • Khi đi ăn ở ngoài, hãy cẩn thận với những chất béo "giấu mặt" (ví dụ như ở trong sốt salad hoặc món tráng miệng) và phần ăn có lượng lớn hơn bình thường bạn ăn.
  • Đọc thành phần dinh dưỡng in trên nhãn thực phẩm khi mua. Nếu bạn cần trợ giúp trong việc đọc nhãn thực phẩm thì hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
  • Uống những đồ uống calo thấp hoặc hoặc không chứa calo như nước hay trà không ngọt. Những đồ uống có đường ngọt như nước hoa quả, nước uống có ga, nước uống thể thao, nước uống tăng lực, các loại sữa có nhiều hương vị hay có đường, trà đá có đường có thể đóng góp rất nhiều đường và calo vào trong chế độ ăn của bạn. Nhưng việc giữ cho cơ thể đủ nước cũng rất quan trọng đối với sức khỏe.

Dinh dưỡng cân đối và tập luyện thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe của bạn ngay cả khi cân nặng không thay đổi. Hãy đặt những mục tiêu mà bạn có khả năng đạt được, chẳng tạo những thay đổi trong chế độ ăn giống như đã được kể ở trên hoặc đi bộ nhiều hơn mỗi ngày.

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm