Thịt luộc dễ chế biến nhưng để có món thịt luộc ngon và bổ dưỡng nhất vẫn cần có bí quyết. Các bà nội trợ giờ muốn nấu cho ngon hãy học theo mấy bước luộc thịt dưới đây nhé.
Những ngày hè nóng bức này, có món thịt luộc ăn rất mát, kèm theo các loại rau ăn kèm như dưa muối, cà muối, kim chi, rau cuốn... thì còn gì bằng. Rồi thịt đem chấm với mắm tôm, nước mắm cốt hay nước chấm ngon, các loại tương chấm thì cứ gọi là hết nước chấm. Thịt luộc ngon thế, dễ ăn, bổ dưỡng và dễ chế biến thế. Nên món ăn này đã trở nên quen thuộc với chúng ta, thậm chí có thể tạo thành vùng ký ức mỗi khi đi xa nhớ về mâm cơm nhà.
Thịt luộc là nguyên liệu chính trong món cuốn phổ biến của bữa cơm ngày hè.
(Ảnh: Linh Nhi)
Các bước đơn giản giúp luộc thịt 100% ngon, ai cũng khen nức nở:
1. Chọn thịt tươi, ngon và sạch: Thịt tươi và ngon là loại thịt ấn tay có độ đàn hồi tốt, màu sắc hồng tươi, đường cắt mặt thịt khô ráo. Còn thịt sạch bạn nhớ chọn thịt có nguồn gốc rõ ràng, hoặc mua ở hàng quen lâu năm sẽ dễ chọn được thịt đảm bảo nguồn gốc hơn.
2. Sơ chế: Dù mua được thịt sạch thì bạn vẫn cần đảm bảo khâu sơ chế cẩn thận. Bạn có thể dùng chanh và muối chà mặt miếng thịt hoặc rửa thịt bằng nước muối pha loãng. Luộc sơ thịt với hành khô hoặc hành tươi và gừng để lọc bỏ váng bọt, tạp chất và có được nước luộc thịt sạch và thơm ngon để nấu canh.
Luộc sơ thịt với hành khô hoặc hành tươi và gừng để lọc bỏ váng bọt, tạp chất.
(Ảnh: Linh Nhi)
1. Thêm hành khô đập dập hoặc rượu trắng, cùng vài lát gừng tươi
Không chỉ khi luộc sơ mới cho các loại củ gia vị này. Khi luộc lần 2 cũng nhất định phải có. Ngoài ra, bạn thêm một chút bột canh (muối), hạt nêm, hạt tiêu, rượu trắng vừa giúp khử mùi, vừa giúp thịt đậm vị ngọt thơm hơn. Đặc biệt, 2 thứ này còn giúp thịt tiết ra được các chất dư thừa, giúp miếng thịt đảm bảo dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
2. Thêm gừng hoặc sả: 2 loại củ gia vị này không chỉ giúp khử hết mùi hôi, làm thơm thịt mà đặc biệt giúp loại bỏ các độc tố trong thịt.
3. Thêm muối hoặc dấm: 2 loại gia vị này sẽ giúp thịt đậm vị hơn, thơm ngon hơn, giàu dinh dưỡng hơn.
Thành phẩm nước luộc thịt sau khi các bạn luộc qua 2 bước như hướng dẫn phía trên như thế này là đạt yêu cầu.
(Ảnh: Linh Nhi)
4. Ngâm thịt:
Ngâm thịt vào nước lạnh hoặc ngâm thịt trong nước luộc thịt rồi để nguội sẽ giúp thịt ngọt, trắng và mềm hơn. Để thịt luộc không bị đỏ, sau thời gian luộc (10-15 phút) thì nên tắt bếp, đậy vung ngâm thêm 10 - 15 phút tùy khối lượng thịt. Hoặc bạn có thể cứ ngâm cho đến khi thịt nguội tự nhiên nếu có thời gian. Còn nếu cần ăn ngay thì thịt sau khi luộc, bạn vớt ra cho vào âu nước sôi để nguội, thêm đá lạnh và vài lát chanh để giúp bì trắng, thịt giòn hơn.
Thành phẩm thịt ngâm trong nước luộc lần 2 cho đến khi nguội tự nhiên.
(Ảnh: Linh Nhi)
Mẹo hay
Việc bạn chọn luộc thịt bằng nước lạnh hay nước sôi cũng là một mẹo nhà bếp rất hay, giúp món thịt luộc có khác biệt về hương vị đấy nhé.
Cách luộc thường thấy nhất vẫn là dùng nước lạnh. Nhưng khi dùng nước lạnh bạn nhất định phải chần sơ thịt để loại bỏ được từ đầu các chất cặn bã và hớt hết bọt. Nước luộc thịt lần 2 theo đó sẽ sạch, trong, thơm và tận dụng nấu canh rất ngon.
Còn khi luộc bằng nước sôi thì các bạn có thể luộc luôn sau khi đã sơ chế sạch thịt. Các thớ thịt và protein trong miếng thịt khi đó sẽ bị se và đóng vón lại rất nhanh nên chất bẩn khó thoát ra ngoài. Nhưng bù lại thịt sẽ ngọt ngon hơn và giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên luộc bằng nước sôi với loại thịt bạn biết rõ rằng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc con vật được nuôi trong môi trường đảm bảo.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mẹo chữa món ăn quá mặn, bị khét không phải ai cũng biết.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.