Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo giảm đau bụng ngày 'đèn đỏ'

Chườm ấm bụng, massage vùng chậu, uống thuốc giảm đau không kê đơn, hoặc ăn rau, trái cây nhiều chất xơ và sắt... giúp giảm đau bụng kinh.

Bác sĩ Lê Võ Minh Hương, phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Từ Dũ, cho biết đau bụng kinh (thống kinh) là tình trạng thường gặp ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới, kéo dài 2-3 ngày hoặc lâu hơn. Mức độ đau thay đổi, từ nhẹ đến đau dữ dội. Một số trường hợp có thể kéo dài suốt chu kỳ kinh, tạo nên những cơn đau mạn tính dai dẳng.

Có hai kiểu thống kinh, gồm nguyên phát và thứ phát. Thống kinh nguyên phát là kiểu thường gặp nhất. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Thống kinh thứ phát là tình trạng đau bụng kinh do các bệnh lý, như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu mạn tính... hoặc tác dụng phụ của đặt dụng cụ tử cung tránh thai. Khi bị đau bụng kinh, phụ nữ nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa sản phụ khoa, để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Trường hợp không tìm thấy nguyên nhân (thống kinh nguyên phát), bệnh có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Đây là những loại thuốc có thể tự mua để giảm đau tạm thời, thuộc nhóm giảm đau kháng viêm không steroids (NSAIDs) như Ibuprofen, Diclofenac, bác sĩ Hương cho hay. Tuy nhiên, liều lượng thuốc cần được tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng và một số loại có thể có tác dụng phụ nếu uống quá nhiều. Nếu dự đoán được ngày hành kinh, chị em có thể sử dụng thuốc trước đó vài ngày.

Chườm bụng dưới bằng túi nước ấm khoảng 40 độ C làm giảm cơn đau bụng kinh. (Ảnh: Asisoymujer.wordpress)

Tắm nước ấm hoặc chườm bằng túi (hoặc chai) nước ấm khoảng 40 độ C lên vùng bụng dưới cũng giúp thư giãn và giảm đau ngày "đèn đỏ". Ngoài ra, massage vùng chậu bằng cách xoa nhẹ bụng dưới, hai bên hông và thắt lưng cũng giúp giảm đau. Việc massage nên thực hiện vài ngày trước khi có kinh nguyệt và có thể kết hợp với dầu massage.

Bên cạnh đó, bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có khuynh hướng khiến tình trạng viêm nặng thêm trong giai đoạn hành kinh, như tinh bột, đường, muối, thức ăn nhanh, chất béo bão hòa và các chất kích thích như rượu, caffein.

Tăng cường ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, giàu chất xơ (trái cây, rau, các loại đậu và ngũ cốc); giàu chất sắt (rau lá xanh đậm, bông cải xanh, đậu, ngũ cốc và các loại hạt); giàu axit béo thiết yếu, vitamin E, và có hoạt tính giảm viêm (cá hồi, cá mòi, cá trích, quả óc chó, hạt chia và hạt lanh, nghệ); giàu chất chống oxy hóa (cam, quả mọng, chocolate đen, rau bina và củ cải đường)... sẽ giúp giảm viêm, giảm đau do thống kinh.

Thêm nữa, tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn bằng yoga, pilates... giúp giải phóng endorphin - một hormone góp phần giảm đau. Khi nghỉ ngơi, chị em nên nằm nghiêng, đầu gối kéo vào ngực để giảm đau bụng và giảm áp lực ở lưng.

Riêng các loại thảo dược như trà hoa cúc, quế, gừng, hạt thì là... có thể giúp giảm triệu chứng thống kinh, song rất ít nghiên cứu chứng minh. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không có khuyến cáo về chất lượng, liều lượng cũng như độ tinh khiết của các chế phẩm này. Do đó, bác sĩ Hương cho rằng người dùng cần được bác sĩ tư vấn cụ thể trước khi sử dụng thảo dược để giảm đau.

Trường hợp không giảm đau sau khi sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn cũng như một số phương pháp trên, bác sĩ Hương khuyên phụ nữ đi khám, để được kê đơn các thuốc giảm đau khác.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Nguyên tắc ngày đèn đỏ cần tuân thủ để giảm đau bụng và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Thư Anh - Theo vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm