Đón nắng mỗi ngày giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non.
Mẹ bầu nào dễ có nguy cơ sinh non?
Sinh non xảy ra khi trẻ được sinh ra trước 37 tuần của thai kỳ. Trẻ sinh non có nguy cơ bị các biến chứng sức khỏe cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Một số vấn đề về hô hấp và tuần hoàn ở trẻ sinh non có thể được cải thiện dần dần khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới đứa trẻ suốt đời như bại não và thiểu năng trí tuệ.
Nhiều phụ nữ sinh non mà không có bất cứ yếu tố nguy cơ nào được báo trước. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ đã biết có thể bao gồm: đã có tiền sử sinh non trước đây, cổ tử cung ngắn, sự giãn nở sớm của cổ tử cung, bị tổn thương trong lần sinh trước hoặc liên quan đến các phẫu thuật tử cung, đa thai, nhiễm trùng âm đạo khi mang thai mà không được điều trị, hút thuốc khi mang thai, tuổi của bà mẹ mang thai dưới 17 hoặc trên 35 tuổi,…
Mẹ bầu tiếp xúc với ánh nắng làm giảm nguy cơ sinh non.
Tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn làm giảm nguy cơ sinh non
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Reproductioned Health, phụ nữ mang thai tiếp xúc với nhiều ánh nắng mặt trời hơn trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể giảm nguy cơ sinh non và sảy thai.
Nghiên cứu đã phân tích hồ sơ sức khỏe của gần 400.000 bà mẹ và hơn 500.000 trẻ sơ sinh được sinh ra ở Scotland sau 24 tuần mang thai. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra chéo dữ liệu với các bản ghi thời tiết từ cùng khung thời gian để đo mức độ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời của các bà mẹ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những phụ nữ tiếp xúc với nhiều ánh sáng mặt trời hơn trong 3 tháng đầu đầu tiên liên quan đến sinh non và sảy thai thấp hơn 10% so với những người ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hơn.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và nguy cơ sinh non trong giai đoạn mang thai tiếp theo.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Điều này mở ra các cơ chế mới và các lộ trình điều trị tiềm năng để ngăn ngừa sinh non ở những phụ nữ có tiền sử sinh con sớm".
Vitamin D trong ánh nắng mặt trời ảnh hưởng tới thai kỳ như thế nào?
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp tăng mức vitamin D trong cơ thể và có liên quan đến kết quả mang thai. Vitamin D trong ánh nắng mặt trời cũng hỗ trợ sự phát triển của xương, răng, hệ thống tim mạch và thần kinh của em bé.
Tác giả nghiên cứu, TS. Sarah Stock - nhà nghiên cứu y học bà mẹ - thai nhi tại Đại học Edinburgh cho biết: "Ánh nắng mặt trời làm giải phóng oxit nitric từ da, làm giãn mạch máu và chúng tôi tin rằng điều này có thể giúp thai kỳ khỏe mạnh hình thành trong bụng mẹ. Nitric oxide cũng có thể làm thư giãn các cơ bụng của bà mẹ, giúp ngăn ngừa các cơn co thắt sớm dẫn đến tình trạng sinh non".
TS. Stock cho biết thêm: "Một số nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ sinh non cao hơn ở những phụ nữ có lượng vitamin D thấp. Điều này có thể là do vitamin D giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến sinh non".
Vitamin D tốt cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai.
Làm thế nào để giảm nguy cơ sinh non?
Tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày trong 3 tháng đầu mang thai có thể giúp kéo dài thời gian thai nghén và giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Nên đi dạo ngoài trời thường xuyên vào ban ngày hoặc ngồi tắm nắng trong vài phút. Tất nhiên cần tránh những khung giờ nắng gắt. Bạn cũng đừng quên thoa kem chống nắng để tránh cháy nắng.
Để giảm nguy cơ sinh non, bạn cần được bác sĩ tư vấn khi có những yếu tố liên quan như nói trên. Bạn nên tránh hút thuốc lá và hít phải khói thuốc. Thực hiện lối sống lành mạnh, duy trì tập thể dục và ăn uống cân bằng sinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai. Việc đặt lịch hẹn và đi khám thường xuyên ở cơ sở chuyên khoa là cần thiết và quan trọng trong suốt thai kỳ.
Một bước quan trọng khác cần thực hiện là tiêm vaccine ngừa COVID-19 vì một nghiên cứu phát hiện có mối liên hệ giữa việc nhiễm SARS-CoV-2 và sinh non. Các theo dõi cho đến hiện tại đều cho thấy vaccine là an toàn đối với phụ nữ mang thai trên 13 tuần. Mẹ tiêm vaccine có thể truyền kháng thể cho em bé, giúp bảo vệ con không bị nhiễm COVID-19 trong những tháng đầu đời.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tập thể dục trong thai kì và nguy cơ sinh non.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.