Nhiều người trong chúng ta đã nghe nói về DHA, một chất dinh dưỡng cần thiết được bổ sung trong rất nhiều sản phẩm sữa công thức và các sản phẩm dinh dưỡng khác cho bé. Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng DHA rất cần thiết với sức khỏe của trẻ sơ sinh, một nghiên cứu năm 2017 đang đặt câu hỏi liệu DHA có thể có ích trẻ sinh non hay không?
DHA là gì?
DHA, là một axit béo chuỗi dài gọi là axit docosahexaenoic, có liên quan đến việc tăng cường sức khỏe cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là sự phát triển trí não của trẻ. DHA có trong sữa mẹ và đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển trẻ sơ sinh.
Các nghiên cứu đã tìm hiểu xem axit béo thực sự hữu ích như thế nào và liệu tất cả trẻ sơ sinh có nên dùng DHA hay không, ngay cả khi trẻ không bú sữa mẹ.
Một số nghiên cứu cho thấy những em bé uống sữa công thức có bổ sung DHA sẽ ít bị dị ứng đường hô hấp và viêm da dị ứng hơn. DHA cũng có liên quan đến việc giảm hen suyễn và khò khè ở trẻ em có mẹ bị dị ứng, và giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp hơn. Một nghiên cứu khác cho thấy bổ sung axit béo có liên quan đến giảm viêm phế quản, nghẹt mũi và tiêu chảy ở trẻ. DHA được xem là có nhiều lợi ích với sức khỏe của trẻ.
DHA có hữu ích cho trẻ sinh non?
Do có liên quan đến sức khỏe hô hấp, các bác sĩ đã tự hỏi liệu việc bổ sung DHA cho trẻ sinh non có thể giúp giảm tỷ lệ mắc chứng loạn sản phế quản phổi. Một trong những biến chứng chính có thể xảy ra với trẻ sinh non là các vấn đề về hô hấp hoặc các vấn đề về phổi, vì trẻ sơ sinh thường có phổi kém phát triển.
Loạn sản phế quản phổi là một bệnh phổi có thể ảnh hưởng đến những trẻ sinh non cần được hỗ trợ thở sau khi sinh. Loạn sản phế quản phổi có thể dẫn đến sẹo phổi và ảnh hưởng tới cách trao đổi không khí trong phổi, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp và các biến chứng sức khỏe khác trong suốt cuộc đời, trong đó có cả suy tim xung huyết.
Kết quả nghiên cứu
Và mặc dù thật tuyệt nếu bổ sung DHA có thể ngăn ngừa loạn sản phế quản phổi ở trẻ sinh non, nhưng một nghiên cứu năm 2017 đã chỉ ra rằng DHA không hữu ích trong việc giảm nguy cơ rối loạn phổi.
Nghiên cứu đã xem xét 1.273 trẻ sơ sinh, tất cả được sinh ra trước 29 tuần của thai kỳ và xem xét tác dụng của việc bổ sung DHA 60 mg/kg so với những trẻ không nhận được DHA. Việc bổ sung đã được thực hiện cho đến khi các em bé đạt đến độ tuổi thai đủ 36 tuần, ngay trước khi trẻ được coi là trẻ "đủ tháng" hoặc cho đến khi chúng được xuất viện về nhà.
Tổng cộng 592 trẻ sơ sinh được chỉ định ngẫu nhiên vào nhóm bổ sung DHA và trong số đó, có tới 291 trẻ tương ứng với 49,1% trong số đó được chẩn đoán mắc bệnh loạn sản phế quản phổi. Mặt khác, trong số 613 trẻ nằm trong nhóm đối chứng và không được bổ sung DHA có 269 trường hợp tương đương 43,9% trong số đó có loạn sản phế quản phổi. Từ kết quả thống kê cho thấy số trẻ em mắc loạn sản phế quản phổi ở nhóm có bổ sung DHA cao hơn nhóm chứng.
Những phát hiện này đã khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng bổ sung DHA không chỉ không hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh, mà DHA còn có liên quan đến các trường hợp mắc bệnh loạn sản phế quản phổi. Có nhiều trẻ sinh non trong nhóm có bổ sung DHA bị loạn sản phế quản phổi hơn, vì vậy không thể loại trừ sự liên quan của yếu tố này.
Nghiên cứu kết luận:
Bổ sung DHA qua đường ruột với liều 60mg/kg/ngày không làm giảm nguy cơ mắc chứng loạn sản phế quản phổi ở trẻ sinh non trước 29 tuần tuổi thai và có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn.
Kết luận
Điều này có nghĩa là nếu bạn có con sinh non hoặc phải nằm trong phòng chăm sóc tích cực, bạn có thể tìm hiểu về nghiên cứu về việc bổ sung DHA cho trẻ sinh non.
Nếu trẻ sinh non, chúng có nguy cơ mắc bệnh loạn sản phế quản phổi, có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và các biến chứng lâu dài khác.
Các bác sĩ đã cân nhắc rằng bổ sung DHA có thể giúp giảm nguy cơ trẻ sinh non mắc bệnh loạn sản phế quản phổi, nhưng nghiên cứu cho thấy bổ sung DHA sẽ không làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu bạn sinh con phải nằm ở phòng chăm sóc tích cực, hãy nói chuyện với bác sĩ về các cách khác mà bạn có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh loạn sản phế quản phổi của trẻ, chẳng hạn như hút sữa mẹ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ sinh non và thiếu máu
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.