Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lợi ích của việc cung cấp DHA trong thai kỳ

Bổ sung DHA cho bà bầu mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và bé

DHA (axit docosahexaenoic) là một axit béo omega-3 thường được khuyến cáo cho phụ nữ trong thời gian thai kỳ. DHA có tác dụng bảo vệ bà mẹ trước những biến chứng liên quan đến thai kỳ, đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ.

DHA được tìm thấy trong dầu cá nước lạnh và rong biển. DHA cũng phổ biến rộng rãi trong sản phẩm bổ sung. Ngoài ra, cơ thể chúng ta cũng có khả năng sản suất một lượng nhỏ.

Sử dụng DHA trong thai kỳ

DHA được cho là có tác dụng ngăn ngừa một số vấn đề sức khỏe nhất định liên quan đến thai kỳ, ví dụ như tiền sản giật. Ngoài ra, DHA thường được coi là phương thức tự nhiên ngăn ngừa sảy thai và sinh non. Một số phụ nữ cũng dùng DHA trong khi mang thai để giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh.

DHA rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh và thị giác, vì vậy phụ nữ thường sử dụng DHA trong khi mang thai để đảm bảo rằng đứa trẻ đang phát triển nhận đủ lượng DHA.

Lợi ích của DHA trong thai kỳ

Dưới đây là một số phát hiện chính từ các nghiên cứu về việc sử dụng DHA trong thai kỳ:

Sự phát triển của trẻ em

Cho đến nay, rất nhiều các nghiên cứu đã cho ra kết quả khác nhau về việc sử dụng DHA thai kỳ và lợi ích của nó đối với trẻ. Ví dụ trong một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí Nhi khoa, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tiêu thụ DHA trong thai kỳ đã giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh tật trong giai đoạn phôi thai sớm. Nghiên cứu bao tiến hành trên 1.100 phụ nữ mang thai và 900 trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy rằng những đứa trẻ được sinh ra từ các bà mẹ sử dụng 400 mg DHA mỗi ngày ít có khả năng bị các triệu chứng cảm lạnh trong vài tháng đầu đời so với những trẻ sinh ra bởi các bà mẹ cho dùng giả dược trong thai kỳ).

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác cùng năm trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc sử dụng bổ sung DHA của mẹ không ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác sớm ở trẻ sơ sinh. Nghiên cứu có sự tham gia của 182 phụ nữ, mỗi người trong số họ nhận được 800 mg DHA hoặc thuốc bổ giả dược trong khoảng thời gian từ giữa thai kỳ đến khi sinh đẻ. Kết quả thử nghiệm cho thấy, những trẻ sinh ra từ các bà mẹ uống bổ sung DHA không có dấu hiệu tăng cường thị lực hơn.  

Trầm cảm sau sinh

Theo một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, DHA có thể không giúp ngăn ngừa trầm cảm sau sinh. Trong nghiên cứu này, 2,399 phụ nữ được cho dùng 800 mg DHA hoặc giả dược mỗi ngày từ 21 tuần (hoặc ít hơn) cho đến khi sinh con. Nhìn vào dữ liệu thu thập được trong sáu tháng sau khi sinh, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các triệu chứng trầm cảm sau sinh không khác nhau giữa hai nhóm nghiên cứu.

Hơn nữa, điểm nhận thức trung bình ở các trẻ được sinh ra từ những bà mẹ trong nhóm sử dụng DHA không khác với điểm số trung bình của các trẻ trong nhóm dùng giả dược. Các kết quả phát triển khác (như phát triển vận động và hành vi cảm xúc xã hội) cũng không có sự khác biệt giữa hai nhóm.

Tiền sản giật

Nghiên cứu về việc sử dụng DHA trong dự phòng tiền sản giật còn hạn chế. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu năm 2011 đối với 109 phụ nữ mang thai, các nhà nghiên cứu thấy rằng nồng độ DHA ở những người bị tiền sản giật thấp hơn so với những người có huyết áp bình thường. Theo các tác giả của nghiên cứu, phát hiện này cho thấy rằng DHA có thể giúp bảo vệ chống lại tiền sản giật.

Chú ý sử dụng

Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), tiêu thụ DHA dưới dạng dầu cá có thể an toàn trong thai kỳ. NIH khuyên bạn sử dụng hạn chế dầu cá, chỉ dùng tối đa 3gram mỗi ngày trong thời gian mang thai.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Lợi ích của axit béo omega-3

Ths.Lê Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm