Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 tác dụng phụ ít biết của việc lạm dụng dầu cá

Việc sử dụng dầu cá liều quá cao thực sự gây hại hơn so với lợi ích mà nó mang lại. Dưới đây là 9 tác dụng phụ ẩn chứa trong dầu cá nếu bạn sử dụng quá nhiều dầu cá hoặc loại axit béo omega-3.

9 tác dụng phụ ít biết của việc lạm dụng dầu cá

Dầu cá được biết tới vì lợi ích to lớn trong việc cải thiện sức khỏe.

Dầu cá rất giàu omega-3 là một axit béo có lợi cho tim mạch, dầu cá đã được khoa học chứng minh làm giảm mỡ máu, giảm viêm và giảm các triệu chứng của các bệnh như bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt, việc sử dụng liều quá cao thực sự gây hại hơn so với lợi ích mà nó mang lại. Dưới đây là 9 tác dụng phụ ẩn chứa trong dầu cá nếu bạn sử dụng quá nhiều dầu cá hoặc loại axit béo omega-3.

Tăng đường huyết

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung một lượng lớn omega-3 có thể gây tăng mức đường máu ở bệnh nhân tiểu đường. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy nếu bạn sử dụng 8g axit béo omega-3 mồi ngày dẫn đến việc tăng đường trong máu lên 22% trong vòng 8 tuần ở người bị tiểu đường tuýp 2.

Bởi vì omega-3 liều cao có thể kích thích tạo đường glucose góp phần làm tăng mức đường máu trong thời gian dài. Tuy nhiên chỉ ở liều rất cao mới gây ảnh hưởng tới đường máu, thực tế đã có nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng liều 3.9g EPA và 3.7g DHA không có bất cứ ảnh hưởng gì tới đường máu. (EPA và DHA là 2 dạng chính của omega-3).

Chảy máu

Chảy máu chân răng và chảy máu cam và 2 trong số những dấu hiệu của tác dụng phụ của việc dùng dư thừa dầu cá. Đánh giá từ 52 nghiên cứu cho thấy dầu cá có thể giúp giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông ở người lớn, nhưng từ đó lại tăng nguy cơ chảy máu.

Vì lý do này, lời khuyên được đưa ra là bạn hãy ngừng sử dụng dầu cá trước khi phẫu thuật và nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thưc phẩm bổ sung nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông như warfarin

Hạ huyết áp

Dầu cá được ghi nhận có khả năng làm hạ huyết áp. Tác dụng này có lợi cho người bị tăng huyết áp nhưng nó có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng đối với những người có tiền sử huyết áp thấp. Dầu cá có tương tác với các thuốc làm giảm huyết áp, vậy nên bạn cần phải thảo luận với bác sĩ nếu bạn đang được điều trị tăng huyết áp.

Tiêu chảy

Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất liên quan đến việc sử dụng dầu cá, và đặc biệt phổ biến khi sử dụng liều cao. Thực tế, một báo cáo chỉ ra rằng tiêu chảy là tác dụng phụ bất lợi hay gặp nhất của dầu cá, bên cạnh một số triệu chứng ở đường tiêu hóa như đầy hơi.

Ngoài dầu cá, các loại thực phẩm bổ sung omega-3 khác cũng có thể dẫn tới tiêu chảy. Nếu bạn bị tiêu chảy sau khi sử dụng omega-3, hãy bảo đảm bạn sử dụng thực phẩm bổ sung cùng với bữa ăn và cân nhắc giảm liều nếu triệu chứng tiêu chảy không thuyên giảm.

Trào ngược

Mặc dù dầu cá được biết đến bởi lợi ích lớn đối với sức khỏe tinh mạch, nhưng nhiều người phản ánh rằng họ cảm thấy nóng rát ngực từ khi bắt đầu sử dụng dầu cá.

Một số triệu chứng trào ngược, bao gồm việc ợ hơi, buồn nôn, bụng cồn cào là những tác dụng phụ phổ biến của dầu cá do nó chứa nhiều chất béo. Chất béo được chỉ ra có khả năng gây khó tiêu trong một số nghiên cứu.

Duy trì liều vừa phải và sử dụng cùng với bữa ăn thường có tác dụng giảm trao ngược và các triệu chứng kèm theo.

Đột quỵ

Xuất huyết não là tình trạng đặc trưng bởi việc chảy máu trong não, thường gặp bởi việc vỡ mạch máu. Một số nghiên cứu trên động vật đã thấy việc sử dụng lượng cao omega-3 có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ trong khi nghiên cứu trên người không thấy có mối liên quan.

Tăng cân

Nhiều người đang tìm kiếm cách tăng cân và tăng đốt mỡ đã bắt đầu sử dụng thực phẩm bổ sung dầu cá. Một số nghiên cứu đã thấy rằng dầu cá có lợi cho việc giảm cân. Một nghiên cứu khác so sánh tác dụng của việc tập aerobic và dầu cá đối với giảm cân và đã thầy rằng cả 2 yếu tố có tác dụng độc lập giúp giảm mỡ và cải thiện sức khỏe tim mạch ở người thừa cân. Ngược lại, sử dụng dầu cá với liều cao sẽ góp phần làm tăng cân. Bởi vì dầu cá chứa lượng chất béo cao và đương nhiên là rất nhiều năng lượng, chỉ với 1 thìa cà phê 4.5 gam đã có tới 40 kcal.

Ngộ độc vitamin A

Một vài loại thực phẩm bổ sung omega-3 cũng có lượng vitamin A cao, rất có thể gây ngộ độc nếu tiêu thụ một lượng lớn. Ví dụ, 1 một thìa canh khoảng 14g dầu gan cá cho bạn nhiều gấp 2,7 lần nhu cầu vitamin A trong ngày của bạn, chỉ với 1 lần dùng. Ngộ độc vitamin A có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích ứng da. Lâu dần, việc này có thể dẫn đến tổn thương gan và thậm chí là suy gan trong một số trường hợp. Về lý do này, tốt nhất là hãy chú ý đến lượng vitamin A ở trong những sản phẩm sổ sung omega-3, và chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải.

Mất ngủ

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: sử dụng lượng vừa đủ dầu có có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhưng trong một vài trường hợp khác, sử dụng nhiều dầu cá có thể gây cản trở giấc ngủ và góp phần dẫn đến chứng mất ngủ. Một nghiên cứu khác đã báo cáo lại rằng dùng liều cao dầu cá làm nặng thêm triệu chứng mất ngủ và đây là vấn đề đáng lo ngại với bệnh nhân có tiền sử trầm cảm. Những vẫn cần thêm nghiên cứu để hiểu rõ xem vơi liều lượng như thế nào mới ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Như thế nào là quá nhiều?

Mặc dù khuyến nghị có thể thay đổi, nhưng phần lớn các tổ chức sức khỏe khuyến nghị tối thiểu 250-500 miligam (mg) trong 1 ngày, phối hợp giữ EPA và DHA là các dạng omega-3 cần thiết.

Tuy nhiên, nhu cầu khuyến nghị có thể tăng hơn với những người có vấn đề về sức khỏe, như bệnh tim mạch hoặc tăng mỡ máu. Con số tham khảo đó là 1000mg dầu cá dạng viên nang mềm. Trong khi 1 thìa cà phê (5ml) khoảng 1300 mg omega-3.

Theo cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu, thực phẩm bổ sung axit béo omega-3 an toàn ở liều dưới 5000mg/ngày.

Nguyên tắc quan trọng đó là nếu bạn gặp phải những triệu chứng tiêu cực, hãy giảm liều và cân nhắc việc bổ sung omega-3 từ nguồn thực phẩm tự nhiên.

Tóm lại, dưới 5000mg omega-3 trong một ngày được cho là an toàn, nếu gặp phải các triệu chứng không mong muốn, hãy giảm liều hoặc chuyển sang các nguồn thực phẩm khác.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự thật về dầu cá và Omega 3

CTV Anh Tú _ Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline )
Bình luận
Tin mới
  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

  • 06/09/2024

    Những điều cần biết khi bạn dị ứng penicillin

    Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.

  • 06/09/2024

    Nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp

    Các nghiên cứu cho thấy nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp tự nhiên và bảo vệ tim mạch.

Xem thêm