Màu sắc phân thường bị ảnh hưởng bởi những gì bạn ăn cũng như số lượng mật (một chất lỏng màu xanh – vàng giúp tiêu hóa chất béo) trong phân. Khi các sắc tố mật đi qua đường tiêu hóa của bạn, chúng bị thay đổi màu sắc từ màu xanh sang màu nâu dưới tác động của enzym.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng về màu sắc phân của mình. Nếu phân của bạn có màu đỏ tươi hoặc màu đen và mùi thối khẳm, đó là dấu hiệu của sự xuất hiện của máu trong phân, bạn cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Màu sắc phân | Ý nghĩa | Các nguyên nhân |
Màu xanh | Thức ăn di chuyển qua ruột già quá nhanh, ví dụ như trong trường hợp bị tiêu chảy. Do đó, sắc tố mật không có thời gian để được chuyển hóa hoàn toàn. | Các loại rau có lá xanh, những thức ăn có màu xanh, ví dụ như nước sinh tố, hoặc các sản phẩm có chứa sắt. |
Bạc màu (màu trắng hoặc màu đất sét) | Thiếu sắc tố mật trong phân. Nó có thể là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn đường mật. | Một số thuốc nhất định, ví dụ như quá liều bismuth subsalicylate (Kaopectate, Pepto – Bismol) và các thuốc chống tiêu chảy. |
Màu vàng, có váng mỡ và mùi hôi | Quá nhiều chất béo trong phân, có thể do rối loạn hấp thu, ví dụ như bệnh đi ngoài phân mỡ (celiac). | Đôi khi nó có thể do protein gluten có trong bánh mì và ngũ cốc. Nhưng tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá chính xác nhất. |
Màu đen | Chảy máu đường tiêu hóa trên, ví dụ như chảy máu dạ dày. | Các sản phẩm có chứa sắt, bismuth subsalicylate (Kaopectate, Pepto – Bismol), cam thảo đen. |
Đỏ tươi | Chảy máu đường tiêu hóa dưới, ví dụ như ruột già, trực tràng, hoặc trĩ. | Các thức ăn có màu đỏ, như cây củ cải đường, quả việt quất, nước ép hoặc súp cà chua, gelatin hoặc đồ uống có màu đỏ. |
Một số người cho rằng không cần chú trọng nhiều đến thói quen đi vệ sinh hàng ngày nhưng việc chú ý theo dõi hoạt động tưởng chừng như đơn giản, bạn có thể biết nhiều điều về sức khỏe của mình.
Nhưng, đừng lo lắng quá mức hay tự chẩn đoán bệnh của mình khi thấy có dấu hiệu bất thường nào đó về mầu sắc của phân. Hãy quan sát, chú ý, hỏi ý kiến và đi khám bác sĩ kịp thời nhé! Đó chính là điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình
Trẻ bị viêm mũi họng là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ở mũi, hầu hoặc cổ họng của trẻ. Bệnh thường gặp trong những tháng trời lạnh do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chăm sóc trẻ thế nào để viêm mũi họng không tái đi tái lại?
Thấy con bị tay chân miệng với lòng bàn tay, bàn chân nổi đầy mụn nước, quấy khóc và khó chịu, không ít cha mẹ nghe theo các biện pháp truyền miệng để mong con nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu làm theo những quan niệm sai lầm, vô tình không những không có tác dụng mà còn khiến bệnh trở nặng.
Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.
Natri là chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần với lượng nhỏ, khi ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim, suy tim, đột quỵ, thậm chí là bệnh thận. Việc kiểm soát lượng natri ăn vào có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là khi lớn tuổi.
Nghiên cứu cho thấy, đa số những người “có da có thịt” một chút lại khỏe mạnh hơn khi về già. Người cao tuổi nên tập luyện thế nào để giữ cân nặng hợp lý?
Xã hội phát triển, tỷ lệ dậy thì sớm ở bé gái ngày càng tăng, bình thường tuổi dậy thì ở bé gái từ 9-13 tuổi, nếu bé có kinh lần đầu trước 8 tuổi là dậy thì sớm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc kết hợp nhiệt độ cao với các hóa chất tạo kiểu tóc tạo ra hàm lượng cao các chất hữu cơ bay hơi, nếu tiếp xúc nhiều có thể gây ra mối nguy cho sức khỏe.