Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Để tránh mệt mỏi, uể oải khi làm việc trong ngày hè nóng nực

Bạn cũng có thể đề xuất một vài hoạt động giữa giờ để khuấy động không khí làm việc.

Hãy điều chỉnh nhiệt độ trong phòng làm việc hợp lí

Trong suốt mùa hè, gần như tất cả hệ thống điều hòa nhiệt độ ở các tòa nhà đều bị tận dụng làm việc hết công suất để chống chọi lại với nhiệt độ nóng như thiêu đốt ở bên ngoài. Nhưng chính điều này cũng có thể mang lại nhiều cái hại hơn là có lợi cho cơ thể của bạn.

Theo một nghiên cứu của trường Đại học Cornell, nhiệt độ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với năng suất lao động của chúng ta. Chẳng hạn, ở nhiệt độ 68 độ F( khoảng 20oC), tỷ lệ mắc lỗi khi đánh máy là 25% nhưng ở nhiệt độ 77 độ F( khoảng 25oC) thì tỷ lệ này chỉ còn ở mức 10%.

Và chỉ cần duy trì nhiệt độ phòng vào mùa hè dao động quanh mức 72 độ F (khoảng 22oC) là bạn đã có thể giúp những đồng nghiệp khác cải thiện hiệu quả làm việc rồi.

Cho phép nhân viên có thêm ngày nghỉ bổ sung

Khi năng suất làm việc giảm và công việc ùn đống, thì việc cho phép nhân viên có thêm một ngày nghỉ bổ sung nghe có vẻ lạ lùng và vô lí.

Nhưng theo một cuộc thăm dò của viện nghiên cứu Gallup Hoa Kỳ, gần 40% nhân viên làm việc full-time tại Mỹ phải làm việc ít nhất là 50 giờ mỗi tuần. Và trong số rất nhiều các nguy cơ đe dọa đến sức khỏe nhân viên như làm việc quá sức thì làm việc nhiều giờ là nhân tố thường xuyên dẫn đến tình trạng kiệt sức và làm sụt giảm năng suất lao động.

Nắng nóng dễ gây nên tình trạng mệt mỏi, uể oải (ảnh: internet)

Vì vậy, hãy thử cho nhân viên được phép nghỉ vào ngày thứ sáu trong tuần, hoặc ít nhất là đóng cửa văn phòng sau bữa trưa ngày hôm đó để nhân viên của bạn dễ thở vào cuối tuần và bắt đầu một tuần mới nhẹ nhõm hơn.

Đừng ngồi lì một chỗ

Dù cho thời tiết có nóng nực và nhiệt độ có cao thế nào đi chăng nữa thì việc ngồi lì một chỗ dưới máy điều hòa hay ăn kem sẽ không khiến bạn bớt mệt và sảng khoái hơn mà thậm chí còn khiến tình trạng mệt mỏi và chậm chạp của bạn càng thêm trầm trọng.

Thay vào đó, hãy khuyến khích nhân viên và các đồng nghiệp của mình chịu khó di chuyển, hoạt động cơ bắp hay ít nhất là đứng lên sắp xếp, dọn dẹp lại văn phòng hoặc bàn làm việc của họ.

Hoạt động không chỉ khiến cơ thể giảm bớt tình trạng ù lì, thụ động mà còn giúp cơ thể thải bớt các chất có hại do thiếu vận động, giúp đầu óc minh mẫn, hoạt bát và điều đó đương nhiên cũng sẽ mang lại hiệu quả làm việc tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đề xuất một vài hoạt động giữa giờ để khuấy động không khí làm việc. Ví dụ, tổ chức một buổi yoga ngắn vào giữa buổi chiều để cơ thể thêm dẻo dai và chống lại sự sụt giảm năng lượng sau bữa ăn trưa. Hoạt động chắc chắn sẽ kích thích tâm trí, sự lưu thông máu và tăng khả năng sáng tạo của họ.

Sức nóng của mùa hè mới chỉ chạm ngõ và việc thực hiện những điều trên có thể sẽ khiến bạn cảm thấy ngại ngùng và thậm chí vô nghĩa vào lúc đầu. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng duy trì để chúng trở thành những thói quen hàng ngày nơi công sở hay bất kỳ đâu, bạn sẽ thấy rõ hiệu quả và lợi ích của chúng.

Khánh An - Theo Cafebiz.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/10/2023

    Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

    Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • 30/09/2023

    Ăn phô mai có lợi gì cho sức khỏe của bạn?

    Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.

  • 30/09/2023

    Cách chăm sóc bàn chân và cẳng chân khi mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.

  • 30/09/2023

    Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

    Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?

  • 30/09/2023

    Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

    Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.

  • 30/09/2023

    Dấu hiệu ở lưỡi "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.

  • 30/09/2023

    Sàng lọc HIV: Những điều cần biết

    Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.

  • 30/09/2023

    Tại sao chúng ta không thể ngửi thấy mùi cơ thể của chính mình?

    Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.

Xem thêm