Những điều gì có thể gây nên tai nạn xe đạp?
Thỉnh thoảng một số sai lầm của bạn có thể gây nên tai nạn xe đạp, và cũng có thể do phương tiện khác hoặc là sỏi đá trên đường gây ra. Bạn cũng có thể bị các tai nạn nghiêm trọng nếu bạn đâm phải ô tô hoặc nếu bạn đạp xe rất nhanh. Trẻ con có thể bị chấn thương trong khi làm những pha nhào lộn với xe đạp. Kẹp các ngón tay hoặc ngón chân của bạn vào nan hoa hoặc bàn đạp cũng có thể gây nên chấn thương.
Nếu như bạn ngã xe thì sao?
Nếu như bạn bị đập đầu xuống dưới đất khi ngã, bạn nên tới gặp bác sĩ, thậm chí ngay cả khi chấn thương đó chỉ là vết thương nhỏ.
Những điều cần làm để bạn có thể phòng tránh chấn thương
Giải pháp tốt nhất là bạn hãy bảo vệ đầu và mặt của bạn bằng việc đội mũ bảo hiểm. Nếu như bạn bị ngã xe đạp, chiếc mũ bảo hiểm sẽ giúp giảm bớt lực tác động, bảo vệ đầu của bạn. Mọi trẻ em và người lớn nên đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp thậm chí chỉ là chuyến đi ngắn. Hiện tại nhiều quốc gia phát triển đã quy định điều này nhưng ở Việt Nam vẫn chưa thực hiện.
Hãy lựa chọn mũ bảo hiểm đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm đạt chuẩn. Mũ bảo hiểm chuẩn được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Hãy chắc rằng chiếc mũ bảo hiểm đó khít với đầu của bạn, không bị di chuyển sang hai bên hoặc theo hướng trước sau khi bạn đã cài quai ở cằm.
Cha mẹ nên dạy con những qui tắc cơ bản khi tham gia giao thông và chắc chắn rằng con được đạp xe tại những nơi an toàn. Trẻ em dưới 10 tuổi không nên lái xe gần đường giao thông.
Làm thế nào để chắc chắn rằng chiếc xe đạp của bạn an toàn?
Luôn luôn là một ý tưởng tốt khi chắc chắn rằng mọi thứ trên xe đạp hoạt động chính xác. Bạn nên hình thành thói quen kiểm tra phanh khi đang đi, và chắc chắn rằng không có phần nào của xe bị lỏng lẻo hoặc bị gãy. Gương phản chiếu và đèn làm bạn và chiếc xe có thể được nhìn thấy bởi những người lái ô tô, xe máy khi bạn đạp xe trong bóng tối. Thi thoảng, bạn nên xem xét tới việc đưa xe tới tiệm cho thợ sửa xe chuyên nghiệp.
Ghế ngồi của trẻ em?
Nếu như bạn chở em bé trên xe đạp, bạn nên sử dụng ghế ngồi đặc biệt thích hợp cho trẻ phía sau ghế chính. Trẻ em luôn luôn cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe với bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên chắc chằn rằng ghế ngồi của em bé có thành bảo vệ cho chân bé khỏi bị chạm vào nan hoa xe.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thể thao và ảnh hưởng tích cực đến tâm lý và năng lực xã hội của trẻ
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.