Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lưu ý quan trọng khi chọn sữa cho trẻ

Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.

Viện Y học ứng dụng Việt Nam hướng dẫn chi tiết giúp cha mẹ hiểu rõ nên chọn loại sữa nào cho bé từ 0 đến 3 tuổi, cùng với những lưu ý về dinh dưỡng và thời điểm thích hợp để chuyển đổi.

0–6 tháng tuổi: Sữa mẹ hoặc sữa công thức là lựa chọn duy nhất

Lưu ý quan trọng khi chọn sữa cho trẻ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó tiếp tục bú mẹ kết hợp ăn dặm cho đến ít nhất 2 tuổi.

Nếu mẹ không thể hoặc không chọn cho con bú, sữa công thức là lựa chọn thay thế duy nhất phù hợp trong giai đoạn này. Sữa công thức cho trẻ giai đoạn này được thiết kế thành phần gần với sữa mẹ nhất để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển và chức năng hệ tiêu hóa của trẻ. Sữa công thức cho trẻ từ 0 - 6 tháng thường được đánh số 0 hoặc 1, cha mẹ cần lưu ý khi chọn sữa cho trẻ.

Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo, Sữa tươi và các loại sữa thực vật không phù hợp làm thức uống chính cho trẻ dưới 1 tuổi, do không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết và có thể gây hại cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Chọn sữa công thức cho trẻ dưới 6 tháng tuổi: Hiểu đúng để nuôi con khỏe mạnh

6–12 tháng tuổi: trẻ bắt đầu ăn dặm, nhưng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm từ khoảng 6 tháng tuổi, sữa vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và dưỡng chất.

  • Trẻ bú mẹ sẽ tự điều chỉnh lượng sữa bú theo lượng thức ăn dặm nạp vào trong ngày.
  • Trẻ uống sữa công thức, theo khuyến nghị của NHS - Cơ quan y tế quốc gia Anh quốc, có thể cần:
    • Khoảng 600ml/ngày với trẻ từ 7–9 tháng
    • Khoảng 400ml/ngày với trẻ từ 10–12 tháng

Sữa tươi hoặc các loại sữa thay thế có thể sử dụng trong nấu ăn, nhưng không nên dùng làm thức uống chính trong lứa tuổi này.

Thông thường các sản phẩm sữa công thức được phân loại theo độ tuổi của trẻ và dòng sữa được đánh số 2 hay thường có kí hiệu (follow-on formula) được dùng cho trẻ sau 6 tháng, tuy nhiên các nghiên cứu hiện tại cho thấy không có lợi ích nổi bật so với sữa công thức cho trẻ từ 0-6 tháng. Vì vậy, bạn có thể tiếp tục sử dụng sữa công thức ban đầu nếu phù hợp cho trẻ.

12–24 tháng tuổi: trẻ có thể chuyển sang sữa tươi hoặc sữa thay thế từ thực vật phù hợp

7 Công Thức Sữa Hạt Sắc Màu Cho Cả Tuần Dinh Dưỡng - Rapido.vn

Từ sau 1 tuổi, trẻ bắt đầu ăn được đa dạng hơn và sữa không còn là nguồn dinh dưỡng chính, nhưng vẫn rất quan trọng. Lúc này, cha mẹ có thể có các lựa chọn sau cho trẻ:

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ và ăn dặm theo khuyến cáo;
  • Chuyển sang uống sữa bò (loại nguyên kem hoặc tách béo một phần - bán béo), tùy theo chế độ ăn tổng thể và tình trạng dinh dưỡng của trẻ;
  • Dùng sữa thực vật tăng cường vi chất (như sữa đậu nành, sữa yến mạch, hạnh nhân) trong trường hợp trẻ dị ứng với đạm sữa bò, hoặc ăn xen kẽ với sữa bò - công thức . Nếu không có lý do đặc biệt về vấn đề ăn chay, tôn giáo, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị không nên cho trẻ ăn chay vào lứa tuổi này, dễ làm trẻ thiếu một số vi chất cần thiết, ảnh hưởng tới tăng trưởng của trẻ.

Lượng sữa khuyến nghị: khoảng 350–400ml/ngày hoặc tương đương 3 khẩu phần sữa hoăc thực phẩm từ sữa (như sữa chua, phô mai).

Từ 2 tuổi trở lên: Sữa là một phần của chế độ ăn cân bằng

Sau 2 tuổi, trẻ đã có thể ăn uống đầy đủ và đa dạng hơn. Bạn có thể tiếp tục cho bé uống sữa công thức hoặc các loại sữa thay thế, miễn là đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày.

  • Với trẻ ăn nhiều sữa chua, phô mai, có thể giảm lượng sữa uống để tránh dư năng lượng và không cản trở hấp thu sắt từ thực phẩm.
  • Nếu trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì nên chọn sữa và chế phẩm sữa có hàm lượng chất béo thấp hoặc đã được tách béo.
  • Hiện nay, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng của trẻ em Việt Nam vì vậy nên lựa chọn sữa và chế phẩm sữa có bổ sung vi chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin A, vitamin D, sắt và kẽm.
  • Nếu bé theo chế độ ăn chay hoặc bị dị ứng sữa, cần được tư vấn bổ sung canxi, vitamin D, B12 và i-ốt từ thực phẩm hoặc sản phẩm thay thế được tăng cường vi chất.

Lời khuyên của Chuyên gia dinh dưỡng VIAM 

Khi chọn sữa cho trẻ, cha mẹ cần chú ý thêm các tiêu chí dưới đây: 

  • Luôn đọc nhãn sữa: Ưu tiên sản phẩm không đường, có tăng cường canxi, vitamin D, B12, i-ốt.
  • Nếu có thể, tránh sữa có hương vị (dâu, socola...) vì chứa đường, có thể ảnh hưởng đến răng và gây thừa cân.
  • Khi bé ăn đa dạng hơn, không ép trẻ uống quá nhiều sữa – điều này có thể gây thiếu sắt hoặc trẻ ăn ít các bữa chính.
  • Nếu trẻ có vấn đề sức khỏe (dị ứng sữa, không dung nạp lactose, ăn chay…), nên tham khảo chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi khoa để được tư vấn thay thế hợp lý.

Trẻ cần được khám dinh dưỡng định kỳ, để bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ, từ đó có các tư vấn, hướng dẫn về sử dụng sữa, các chế phẩm từ sữa, chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ phát triển tối ưu.

 

Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM là phòng khám dinh dưỡng hàng đầu, chuyên cung cấp dịch vụ  tư vấn dinh dưỡng, tư vấn lựa chọn và sử dụng sữa khoa học, phù hợp với bé yêu của bạn. Đặt lịch khám tại đây.

Nhà thuốc VIAM cung cấp các sản phẩm sữa dinh dưỡng chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của trẻ mọi lứa tuổi và mức giá tốt nhất. Tư vấn và đặt mua hàng tại đây.

ThS. BS Nguyễn Hoài Thu- Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 10/05/2025

    Mỡ lợn chữa bệnh gì, các bài thuốc từ mỡ lợn

    Mỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.

  • 10/05/2025

    Những điều cần biết về nứt gót chân

    Nứt gót chân thường không nguy hiểm, nhưng đôi khi có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Nứt gót chân xảy ra khi da ở dưới gót chân của bạn trở nên cứng và khô. Bất kể nguyên nhân gây nứt gót chân của bạn là gì, bạn đều có thể thực hiện một số bước để điều trị, hoặc ngăn gót chân của bạn không bị nứt ngay từ đầu.

  • 09/05/2025

    Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt

    Dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt vượt qua giai đoạn nguy hiểm này, giúp duy trì đường huyết ổn định, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.

  • 09/05/2025

    Bí quyết chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ

    Trong mỗi gia đình, người mẹ không chỉ là trái tim mà còn là nguồn cảm hứng, mang lại sự gắn kết và hạnh phúc cho mọi thành viên. Sức khỏe mẹ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mà còn là nền tảng cho sự phát triển của cả gia đình.

  • 09/05/2025

    Bệnh tim mạch ở người cao tuổi

    Tuổi tác là một yếu tố không thể tránh khỏi trong cuộc sống, và cùng với nó là những thay đổi sinh lý tự nhiên của cơ thể, bao gồm cả hệ tim mạch. Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh lý tim mạch hơn do sự lão hóa của các cơ quan, đặc biệt là tim và mạch máu.

  • 08/05/2025

    Tiêu chí chọn sữa hỗ trợ tăng trưởng chiều cao tối ưu

    Sự phát triển thể chất của trẻ em luôn luôn đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, toàn diện và tối ưu. Đặc biệt đối với phát triển chiều cao, việc duy trì một chế độ ăn phù hợp nhu cầu, đủ các chất dinh dưỡng như năng lượng, chất đạm, chất béo, bột đường, cùng với các vitamin, khoáng chất cần thiết là điều vô cùng quan trọng, giúp trẻ có thể đạt được chiều cao lý tưởng trong tương lai.

  • 08/05/2025

    6 tác hại bất ngờ của việc tiêu thụ quá nhiều nghệ

    Nghệ có nhiều công dụng nhưng lạm dụng có thể gây hại. Dưới đây là 6 tác hại nếu dùng quá nhiều.

  • 08/05/2025

    Hội chứng thực bào máu (HLH)

    Hội chứng thực bào máu (HLH – Hemophagocytic lymphohistiocytosis) là một bệnh lý hiếm gặp và thường đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Hội chứng thực bào máu khiến hệ thống miễn dịch tấn công cơ thể bạn thay vì những tác nhân xâm lược lạ như virus. Bệnh có thể điều trị hiệu quả khi được chẩn đoán sớm. Cùng đọc bài viết sau đây để hiểu thêm về hội chứng thực bào máu.

Xem thêm