Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 tình huống bạn nên bổ sung sữa công thức cho trẻ

Bạn chắc chắn biết rằng “sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Nhưng, sự thật là, điều này chỉ đúng với đa số các bà mẹ, còn với một số ít các bà mẹ khác, thì sữa mẹ chưa chắc đã là tốt nhất. Khi đó, bạn nên bổ sung sữa công thức cho trẻ.

Dưới đây là 5 tình huống các bà mẹ nên bổ sung thêm sữa công thức cho trẻ, khi trẻ chưa đến tuổi ăn dặm và trong khi vẫn bú sữa mẹ.

Các tình huống phải dùng sữa công thức bổ sung ngoài sữa mẹ

Có rất nhiều lý do khiến các bà mẹ phải lựa chọn sữa công thức cho trẻ.

Trẻ hoặc mẹ bị bệnh rất nặng

Không phải lúc nào thai kỳ và quá trình sinh nở cũng diễn ra như đúng kế hoạch. Sau khi sinh, bạn có thể rất ốm hoặc em bé có thể cần được chăm sóc y tế đặc biệt. Nhưng cho dù là vì lý do gì, thì có một số trẻ, sẽ cần phải bổ sung thêm sữa công thức ngoài sữa mẹ.

Nếu bạn vẫn muốn nuôi con bằng sữa mẹ, thì trong tình huống này, bạn có thể vắt sữa mẹ ra bình rồi cho trẻ bú trong một vài hoặc tất cả những lần cho trẻ ăn. Rất nhiều loại thuốc cũng không an toàn nếu bạn đang cho con bú. Nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc này, bạn nên cho trẻ dùng sữa công thức, trong khi vẫn duy trì việc cung cấp sữa mẹ bằng việc vắt sữa.

Em bé không tăng cân như quá trình phát triển bình thường

Trong năm đầu tiên, sự phát triển về thể chất của em bé cần được theo dõi rất chặt chẽ. Mặc dù biểu đồ tăng trưởng chỉ dựa vào các thông số của một số ít trẻ, nhưng bạn có thể thấy rằng, trẻ không tăng đủ cân. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc tăng không đủ cân cũng là đáng lo ngại. Nếu biểu đồ tăng trưởng của trẻ giảm đáng kể, so với biểu đồ chuẩn, thì một số bác sỹ nhi khoa sẽ khuyên bạn nên cho trẻ dùng sữa công thức để có thêm dinh dưỡng và năng lượng.

Rất ít sữa

Nếu bạn không đủ sữa cho em bé? Người thân và bạn bè sẽ đưa ra rất nhiều lời khuyên để giúp bạn có thêm nhiều sữa hơn. Nhưng, nếu bạn không đủ sữa vì lý do như bạn vừa phẫu thuật ngực, gặp các vấn đề về hormone hoặc bất thường về tuyến giáp thì sao? Một số phụ nữ mắc phải tình trạng không đủ mô tuyến vú, có nghĩa là vú của họ không đủ các tuyến sản xuất sữa. Trong tình huống này, bạn nên trao đổi với bác sỹ và việc dùng sữa công thức cho trẻ có thể sẽ là một trong số các lựa chọn của bạn.

Bị tách khỏi em bé

Những bà mẹ phải đi làm thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bạn có thể sẽ không có thời gian để vắt sữa cho trẻ hoặc đơn giản chỉ là bạn không muốn ngồi vắt sữa ở nơi làm việc. Trong những trường hợp này, bạn có thể thuê vú nuôi để cho trẻ bú khi bạn đi làm, hoặc bổ sung sữa công thức cho trẻ, mỗi khi bạn không thể cho trẻ bú. Theo thời gian, một số bà mẹ sẽ cố gắng đảo ngược quá trình này, có nghĩa là, họ sẽ cố gắng cho trẻ bú nhiều hơn khi 2 mẹ con có thời gian ở bên nhau. Với cách này, lượng sữa công thức em bé phải dùng sẽ giảm đi đáng kể.

Sinh đa thai

Bạn sinh đôi, sinh ba hoặc thậm chí nhiều hơn thế? Việc cho nhiều hơn một em bé bú có thể sẽ rút kiệt sức lực và tinh thần của bạn. Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của chồng hoặc của những người chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhưng có rất nhiều cách khác bạn có thể làm khi ở vào trong tình huống này. Bạn có thể cho 1 em bé bú, trong khi bé còn lại dùng sữa công thức. Và trong lần bú tiếp theo, hãy đảo ngược lại, cho bé đã được bú mẹ dùng sữa công thức, và cho bé bú sữa công thức lần trước được bú mẹ trong lần này.

Thông tin cơ bản về các loại sữa công thức

Nếu bạn đã từng đi mua sữa công thức tại siêu thị hoặc các cửa hàng sữa, bạn sẽ thấy rằng, có vô vàn các loại sữa công thức khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, sữa công thức có 3 dạng cơ bản, bao gồm:

  • Dạng bột, có thể pha với nước
  • Dạng đặc, có thể hòa tan trong nước
  • Dạng công thức pha sẵn, có thể cho bé dùng ngay lập tức

Thành phần của các loại sữa công thức cũng rất khác nhau. Nhưng về cơ bản sẽ có thể có:

  • Sữa bò: thường sẽ được bổ sung thêm sắt và sẽ thích hợp cho bé trong đa số các trường hợp
  • Sữa đậu nành: cũng được bổ sung thêm sắt và là lựa chọn tốt cho những trẻ bị dị ứng với lactose hoặc trong trường hợp cha mẹ trẻ không muốn trẻ ăn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Bạn cũng nên chú ý rằng, rất nhiều trẻ bị dị ứng với sữa bò cũng sẽ bị dị ứng với sữa công thức có bản chất sữa đậu nành.
  • Sữa công thức ít gây dị ứng: đây là một dạng sữa dễ tiêu hóa hơn và là lựa chọn thích hợp cho những trẻ bị dị ứng sữa bò và sữa đậu nành.

Một số loại sữa công thức đặc biệt sẽ được sử dụng cho trẻ sinh non hoặc trẻ có cân nặng sơ sinh thấp.

Vì có rất nhiều lựa chọn, nên việc chọn được loại sữa công thức thích hợp với trẻ có thể sẽ khiến bạn đau đầu. Bạn hãy chọn những loại sữa phù hợp với thói quen ăn uống của gia đình, phù hợp với kinh tế gia đình và nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ thử uống và thấy không hợp, bạn có thể đổi loại khác. Bác sỹ nhi khoa cũng có thể sẽ giúp bạn tìm ra loại sữa thích hợp, dựa vào tiền sử bệnh tật của trẻ.

Làm thế nào để bổ sung sữa công thức cho trẻ

Bổ sung sữa công thức, trong khi vẫn tiếp tục bú sữa mẹ sẽ có những khó khăn riêng. Đây là quá trình cần được giữ cân bằng để không rút ngắn hoặc làm cản trở việc bú mẹ của trẻ. Tốt nhất, bạn chỉ nên cho trẻ dùng thêm sữa công thức khi trẻ đã bú đủ lượng sữa mẹ tối thiểu cần có. Nói cách khác, trong những ngày đầu đời, bạn không nên cho trẻ dùng sữa công thức thường xuyên.

Một số trẻ sẽ từ chối bú sữa công thức nếu người cho ăn là mẹ của trẻ. Do vậy, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của người thân hoặc bạn bè khi cho trẻ bú bình.

Ngoài ra, nếu bạn gặp khó khăn trong việc cho trẻ bú bình, bạn có thể thử thay đổi khung cảnh. Cho bé bú bình trong khung cảnh giống như khi bé bú mẹ có thể không phải là lựa chọn tốt vì khi đó, trẻ sẽ muốn bú mẹ hơn.

Lưu ý cho bạn

Là cha mẹ, ai cũng muốn cho con mình những điều tốt nhất. Nhưng không phải trong mọi tình huống, sữa mẹ sẽ là tốt nhất. Nếu việc bổ sung sữa ngoài là việc bạn cảm thấy có hiệu quả hơn hoặc phù hợp với hoàn cảnh của bạn, bạn có thể thử nghiệm việc cho bé dùng sữa ngoài. Bác sỹ nhi khoa có thể sẽ giúp bạn đối mặt với những khó khăn trong quá trình này và giúp bạn lên kế hoạch để thực hiện dễ dàng hơn.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Lợi ích, hiểu lầm và sự thật về nuôi con bằng sữa mẹ

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm