Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ theo từng giai đoạn

Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, trẻ cần chế độ dinh dưỡng đặc thù để phát triển tốt nhất về thể chất và trí tuệ, số bữa ăn và lượng thức ăn trong mỗi bữa vì thế cũng cần được điều chỉnh khác nhau.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ theo từng giai đoạn - Ảnh 1.

Dinh dưỡng tốt nhất cho từng độ tuổi của trẻ

Dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi: Dinh dưỡng trẻ dưới 6 tháng tuổi: Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Cho trẻ bú mẹ ngay cả khi sữa chưa về. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mà không cần ăn thêm bất cứ thứ gì khác kể cả nước tráng miệng sau khi bú. Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm. Trẻ không bú được thì mẹ cần vắt sữa và cho trẻ uống bằng thìa và cốc.

Nuôi dưỡng trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi: Cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày); Tiếp tục cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt, tới 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn; Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều; Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày; Trẻ từ 7-12 tháng, cho trẻ ăn 3 bữa bột một ngày. Ngoài ra cho trẻ uống thêm nước ép trái cây, bánh mềm.

Trẻ từ 12 -24 tháng: Cho trẻ ăn 5 bữa một ngày (3 bữa cháo chính và 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh). Cho trẻ ăn đủ bốn nhóm thực phẩm gồm tinh bột, đạm, mỡ hay dầu thực vật và các loại rau quả. Nên thay đổi món ăn cho trẻ để tạo cảm giác ngon miệng. Nước cháo loãng hay nước hầm xương không phải là thức ăn bổ dưỡng. Không cho mì chính vào thức ăn của trẻ

Dinh dưỡng cho trẻ từ 2-5 tuổi: Số bữa ăn trong ngày của trẻ 2- 5 tuổi, tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu trẻ muốn; Ở tuổi này trẻ có thể ăn cùng với gia đình. Ngoài 3 bữa cơm chính với gia đình, cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh. Trẻ cần ăn nhiều bữa trong một ngày vì dạ dày của trẻ nhỏ, chứa được ít thức ăn nhưng nhu cầu về năng lượng và phát triển của trẻ lại rất lớn. Trẻ cần có bát và thìa riêng để trẻ có thể ăn dễ dàng và người chăm sóc trẻ có thể theo dõi được lượng thức ăn mà trẻ ăn.

Các loại thức ăn cho trẻ: Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm như: tinh bột, đạm, mỡ hay dầu thực vật và các loại rau, hoa quả tươi; Không cho trẻ ăn bánh, kẹo hay đồ ngọt trước bữa ăn vì trẻ sẽ có cảm giác chán ăn; Không nên cho trẻ ăn kiêng.

Nhu cầu năng lượng theo từng độ tuổi

Trẻ từ 1 – 3 tuổi bắt đầu tập đi, đứng, tập nói nên sự tiêu hao năng lượng sẽ tăng lên so với những trẻ dưới 1 tuổi. Hệ tiêu hóa của trẻ trong độ tuổi này cũng dần được hoàn thiện.

Nhu cầu năng lượng trung bình khoảng 1300 kcal mỗi ngày. Tương tự như người lớn, trẻ em cũng cần được bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng.

Thức ăn của trẻ của từ 1 đến 3 tuổi nên được chế biến mềm, đa dạng hóa dần các loại thức ăn để tránh gây sự nhàm chán cho trẻ. Lưu ý cung cấp đủ nước cho trẻ.

Trẻ từ 3 đến 5 tuổi: đây là độ tuổi trẻ bắt đầu đi tham gia vào các lớp mầm non. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non nên được lưu ý vì tốc độ phát triển trong giai đoạn này vẫn còn nhanh.

Cân nặng tăng trung bình 2kg mỗi năm và chiều cao tăng khoảng 7cm mỗi năm. Trẻ mầm non có tần suất và cường độ hoạt động thể lực nhiều hơn nên nhu cầu năng lượng cũng cao hơn, khoảng 1600 kcal mỗi ngày.

Protein, lipid và glucid nên được bổ sung một cách cân bằng, ưu tiên nguồn protein từ các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Luyện tập và hình thành thói quen ăn uống và khoa học là việc cần thực hiện ở lứa tuổi này.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cả về tinh thần lẫn thể chất, cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,...

Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ.

Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Chuẩn bị một bữa ăn bổ sung

Các bước chuẩn bị một bữa bột cho trẻ:

  • Bước 1: Rửa tay và rửa thức ăn sạch sẽ trước khi nấu.

  • Bước 2: Đong đủ lượng nước và bột thích hợp rồi nấu chín.

  • Bước 3: Thêm thịt hoặc cá hoặc tôm hoặc trứng hoặc ốc hoặc hến đã băm

  • nhỏ nấu với bột đến khi chín trong vòng 10 phút.

  • Bước 4:Thêm rau xanh đã băm nhỏ hoặc nghiền.

  • Bước 5: Thêm vài giọt dầu, mỡ và muối i ốt hoặc nước mắm i ốt, quấy đều sôi là được.

Yêu cầu bột: Chín róc xoong, lỏng sền sệt như nước cơm đặc. Nếm nhạt hơn thức ăn của người lớn.

(Theo tài liệu Viện Dinh dưỡng).

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bảo quản sữa mẹ đã vắt như thế nào?

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ sơ sinh lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

Xem thêm