Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh chàm: Viêm da dị ứng ở trẻ em

Các mảng đỏ, ngứa và khô trên da của trẻ có thể là một tình trạng báo động về các vấn đề sức khỏe. Nhưng viêm da dị ứng ở trẻ em (hay còn gọi là chàm) là một tình trạng da phổ biến hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Viêm da dị ứng thường xuất hiện ở trẻ giai đoạn từ 3 đến 6 tháng và ảnh hưởng đến khoảng 15% đến 20% trẻ em. Viêm da dị ứng hay bệnh chàm thường biến mất khi trẻ lớn lên. Nhưng một số trẻ có thể bị nặng hơn và có thể kéo dài hơn.

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở trẻ em?

Các chuyên gia không chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng có một số yếu tố nguy cơ phổ biến liên quan đến bệnh chàm ở trẻ em như:

  • Tiền sử gia đình: Các gen có thể đóng một vai trò là nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở trẻ, đặc biệt nếu một hoặc cả hai cha mẹ đều bị viêm da dị ứng.
  • Hệ miễn dịch: Nếu hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hình thành đầy đủ sẽ khiến làn da của trẻ nhạy cảm hơn.
  • Yếu tố môi trường: Khi trẻ tiếp xúc với thời tiết lạnh, tắm trong nước nóng, tiếp xúc với hóa chất trong xà phòng hoặc các sản phẩm khác có thể gây bùng phát bệnh chàm.

Một số trẻ có thể có làn da nhạy cảm hơn và dễ phản ứng hoặc dễ bị kích ứng nếu tiếp xúc với:

  • Mồ hôi
  • Quần áo thô ráp gây ma sát
  • Nhiệt
  • Hóa chất tổng hợp trong các sản phẩm chăm sóc da hoặc làm sạch
  • Chất gây dị ứng

Tuy nhiên, việc tìm hiểu xem trẻ bị dị ứng với chất gì có thể không giúp làm dịu bệnh chàm của trẻ.

Các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng hay bệnh chàm ở trẻ em là gì?

Các dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ hay gặp bao gồm:

  • Ngứa
  • Đỏ
  • Phát ban
  • Da rất khô hoặc bong tróc
  • Da đóng vảy có thể rỉ dịch

Các triệu chứng bệnh chàm ở trẻ có thể đến và đi mà không cần điều trị. Khi tình trạng viêm da dị ứng trở nên nặng hơn, các bác sĩ gọi đây là “cơn bùng phát”. Phát ban khô cũng dễ nhận thấy hơn vào ban đêm ở một số trẻ. Vị trí và triệu chứng bệnh chàm có thể khác nhau tùy theo độ tuổi của trẻ và cũng khác nhau ở mỗi trẻ. Ở trẻ dưới 1 tuổi, phát ban và nổi mụn có xu hướng xuất hiện trên má, trán hoặc da đầu của trẻ. Nốt phát ban có thể lan đến đầu gối, khuỷu tay hoặc các nếp gấp ở bụng.

Ở trẻ em và thanh thiếu niên, bệnh chàm có thể xuất hiện ở các nếp gấp da ở đầu gối, khuỷu tay, cổ, bên trong cổ tay và mắt cá chân. Da cũng có thể xuất hiện vảy hoặc trở nên khô hơn. Ngứa khiến trẻ gãi nhiều và theo thời gian có thể khiến da của trẻ sẫm màu hơn, dày hơn và để lại sẹo. Điều này được gọi là lichen hóa.

Viêm da dị ứng ở trẻ em được chẩn đoán như thế nào?

Không có xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán xác định bệnh chàm ở trẻ em. Nhưng nếu bạn nhận thấy các triệu chứng giống bệnh chàm hãy đưa trẻ đi khám để bác sĩ có thể thăm khám lâm sàng kết hợp với khai thác tiền sử để đưa ra những tư vấn cho trẻ. Bác sĩ có thể hỏi những câu hỏi quan trọng liên quan đến tiền sử gia đình như:

  • Có thành viên nào trong gia đình bị viêm da dị ứng không?
  • Có ai có tiền sử hen suyễn không?
  • Có thành viên nào trong gia đình dễ bị viêm mũi dị ứng không?

Bác sĩ cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm nhất định để xác nhận các dấu hiệu viêm da dị ứng như:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ globulin miễn dịch E (IgE), một chất mà hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn giải phóng. Trẻ bị dị ứng thường có nồng độ IgE cao.
  • Xét nghiệm da để kiểm tra dị ứng hoặc các tình trạng da khác.

Điều trị viêm da dị ứng

Không có phương pháp điều trị triệt để tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ em hoặc người lớn. Nhưng có một số lựa chọn điều trị như dùng thuốc và thay đổi lối sống để giúp giảm các triệu chứng và giữ cho bệnh không trở nên tồi tệ hơn khi bùng phát. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, triệu chứng cũng như tiền sử bệnh và sức khỏe nói chung của trẻ. Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm da dị ứng hay bệnh chàm ở trẻ bao gồm các giải pháp không kê đơn (OTC) cũng như thuốc theo toa. Các loại thuốc điều trị không kê đơn bao gồm:

  • Kem dưỡng ẩm
  • Hồ nước
  • Thuốc kháng histamine - một loại thuốc giúp giảm bớt mọi phản ứng dị ứng như sưng, đỏ và viêm
  • Thuốc giảm đau giúp giảm đau và viêm

Thuốc điều trị theo đơn bao gồm:

  • Kem corticoid giúp làm dịu cơn ngứa nhanh chóng. Bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận vì sử dụng lâu dài sản phẩm này có thể có tác dụng phụ.
  • Kem ức chế calcineurin làm giảm ngứa và sưng tấy trên da.
  • Chất ức chế JAK là thuốc ức chế miễn dịch và giảm viêm ở vùng bị ảnh hưởng.
  • Thuốc ức chế Phosphodiesterase 4 (PDE4) tại chỗ là một loại enzyme bạn bôi lên vùng da bị ảnh hưởng.
  • Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng). Phương pháp điều trị này khiến da của trẻ tiếp xúc với tia cực tím B. Liệu pháp này được sử dụng điều trị cho những trường hợp bệnh chàm nặng.
  • Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng da do bội nhiễm.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Những loại thuốc này có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch và ngăn chặn bệnh chàm bùng phát. Bác sĩ sẽ chỉ khuyên dùng phương pháp này nếu trẻ mắc bệnh chàm nặng và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
  • Thuốc sinh học: Nếu trẻ mắc bệnh chàm nặng, trẻ có thể cần một loại thuốc biến đổi gen mới, chẳng hạn như dupilumab, để kiểm soát các triệu chứng.

Ngoài thuốc và kem, để làm dịu cơn ngứa, bạn hãy thử các biện pháp sau:

  • Liệu pháp quấn ướt. Che vùng da bị chàm bằng khăn ướt, mát để cấp nước và làm dịu vùng da bị kích ứng. Bạn cũng có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc bên ngoài lớp da sau khi đã bôi các loại thuốc bôi để giúp thuốc ngấm vào da.
  • Thêm một số chất tẩy rửa vào nước tắm cho trẻ. Nếu con bạn mắc bệnh chàm nặng kèm theo nhiễm trùng da, các bác sĩ có thể khuyên bạn nên thêm một lượng nhỏ thuốc tẩy vào bồn tắm với nồng độ phải tương tự như nước bể bơi được khử trùng bằng clo. Bạn nên để trẻ ngâm mình tối đa từ 5 đến 10 phút. Điều này có thể giúp giảm viêm và ngăn ngừa viêm nhiễm. Nếu việc tắm bằng thuốc tẩy gây kích ứng da hoặc làm cho bệnh chàm nặng hơn, hãy báo cho bác sĩ về điều đó.

Cha mẹ có thể giúp quản lý bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em bằng cách nào?

Chăm sóc da và vệ sinh tốt cùng với những thay đổi lối sống nhất định là chìa khóa để kiểm soát các đợt bùng phát viêm da dị ứng của trẻ. Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Cho trẻ tắm trong bồn nước ấm trong tối đa 5 đến 10 phút.
  • Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng không mùi và tránh chà xát.
  • Ngay sau khi tắm để da khô thoáng không nên bôi bất kỳ loại kem hoặc thuốc mỡ bôi nào lên vùng bị ảnh hưởng.
  • Trong vòng 3 phút, thoa đều kem dưỡng ẩm lên khắp cơ thể để tránh khô da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm khi cần thiết để tránh khô da.
  • Mặc quần áo cho con bạn bằng chất liệu thoáng khí như cotton; tránh sợi len hoặc polyester.
  • Cắt ngắn móng tay của trẻ để giảm bớt việc trẻ gãi ngứa
  • Cho trẻ uống đủ nước để giúp giữ ẩm cho da.
  • Không để trẻ bị quá nóng
  • Loại bỏ mọi chất gây dị ứng đã biết trong nhà có thể gây ra bệnh chàm.
  • Căng thẳng có thể làm bệnh chàm nặng hơn; giúp con bạn thực hiện các bài tập xoa dịu như thiền hoặc thở sâu.

Khi nào bạn cho trẻ đi khám?

Điều quan trọng là phải tuân thủ chặt chẽ kế hoạch điều trị của bác sĩ và cho trẻ hẹn tái khám để quản lý bệnh chàm của con bạn đúng cách. Nếu trẻ không đáp ứng tốt với việc điều trị, hãy cho bác sĩ biết. Trẻ bị viêm da dị ứng rất dễ bị nhiễm trùng da. Hãy để ý những dấu hiệu ban đầu như:

  • Sốt
  • Vùng da bị chàm đỏ và nóng
  • Các vết sưng đầy mủ
  • Mụn nước sốt hoặc vết loét lạnh

Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này, hãy gọi bác sĩ ngay. Nếu trẻ bị dị ứng với thuốc điều trị viêm da dị ứng bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được chăm sóc y tế.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm