Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào trẻ bị ốm nên nghỉ học ở nhà?

Thời tiết giao mùa biến đổi thất thường khiến sức đề kháng của trẻ bị suy yếu nên trẻ rất dễ mắc cảm lạnh, cúm và những bệnh truyền nhiễm khác. Vì vậy, bố mẹ cần nhận biết những dấu hiệu trẻ ốm nặng, có thể cần nghỉ học và đi khám.

Trẻ nhỏ rất dễ ốm và các nguyên nhân phổ biến là sốt, ho và sổ mũi.

(Ảnh: Verywell Health)

Sốt

Khi trẻ sốt trên 38° C, các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ nghỉ học ở nhà và theo dõi cho đến khi trẻ hết sốt. Nếu trẻ tiếp tục sốt cao cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và cách điều trị cụ thể.

Ho dai dẳng

Ho làm lây lan vi trùng và có thể khiến trẻ và các bạn cùng lớp bị lây bệnh hoặc mất tập trung. Vì vậy, hãy cho trẻ ở nhà và đi khám nếu thấy trẻ có biểu hiện bị ho dai dẳng hoặc khó thở.

Chảy nước mũi không kiểm soát được

Nếu mũi của con bạn chảy nước mũi không ngừng hoặc thường xuyên phải xì mũi, rất có thể trẻ đã bị cảm lạnh hoặc mắc phải một loại virus đường hô hấp nào đó.

Nếu đi học, trẻ sẽ thường xuyên sử dụng khăn giấy để xì mũi và vô tình làm lan truyền khắp lớp học. Vì vậy, nên cho trẻ nghỉ học ở nhà cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Nôn mửa

Trẻ có thể bị nôn ở trường vì nhiều lý do không lây lan, chẳng hạn như lo lắng; ăn đồ ăn không hợp với dạ dày; chơi quá sức sau bữa trưa;…

Tuy nhiên, nếu trẻ nôn mửa và có biểu hiện đau bụng, sốt, tiêu chảy,… thì có thể trẻ đã bị ốm và cần được nghỉ học. Hãy cho trẻ nghỉ học cho đến khi chúng không nôn mửa hoặc sốt trong 24 giờ mà không cần dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ em do nhiễm trùng đường tiêu hóa rất dễ lây lan và có xu hướng lây lan trong lớp của trẻ. Vì vậy, nếu con bạn bị tiêu chảy, hãy cho trẻ ở nhà cho đến khi chúng không còn triệu chứng trong ít nhất 24 giờ và đảm bảo rằng trẻ được uống đủ nước (đặc biệt nếu trẻ cũng bị nôn mửa).

Đau họng

Nếu con bạn bị đau họng, chúng có thể bị bất cứ bệnh gì từ dị ứng, cảm lạnh đến viêm họng liên cầu khuẩn.

Có thể khó nói chắc chắn nguyên nhân là gì, nhưng bạn sẽ biết nên cho trẻ nghỉ học ở nhà nếu chứng đau họng của trẻ đi kèm theo triệu chứng: Khó nuốt; Sốt, sổ mũi hoặc ho; Amidan sưng đỏ; Các mảng trắng ở phía sau cổ họng; Các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ...

Chảy nước mắt

Nếu con bạn bị mắt đỏ, ngứa, suy nghĩ đầu tiên của bạn có thể là dị ứng theo mùa. Nhưng nó cũng có thể là một bệnh nhiễm trùng mắt như viêm kết mạc (đau mắt đỏ). Trong khi dị ứng thường ảnh hưởng đến cả hai mắt cùng lúc, nhiễm trùng mắt có xu hướng bắt đầu ở một bên mắt và có thể lan sang bên kia.

Nhìn chung, bạn nên cho trẻ nghỉ học ở nhà nếu chúng có các biểu hiện như: Mắt đỏ hoặc hồng; Mí mắt sưng; Chảy dịch mắt; Ghèn mắt khi thức dậy; Nhạy cảm với ánh sáng…

Các bệnh liên quan đến da

Nên cho trẻ nghỉ học ở nhà nếu mắc các bệnh liên quan đến da như vảy nến, á sừng, hắc lào, thủy đậu, tay chân miệng,… vì có thể lây bệnh cho các bạn khác nếu đi học. Trường hợp này bố mẹ nên cho trẻ đi khám, chứ không nên tự ý mua thuốc về bôi cho trẻ.

Chấn thương đầu

Đây không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng nếu con bạn bị chấn thương đầu khi chơi một môn thể thao hoặc trong lớp thể dục, trẻ nên được nghỉ học ở nhà.

Bạn cũng sẽ được khuyên nên theo dõi chặt chẽ và chăm sóc y tế nếu trẻ có các biểu hiện như: Mất ý thức; Lú lẫn; Buồn nôn hoặc nôn mửa; Đau đầu; Chóng mặt…

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Các triệu chứng của cảm lạnh nhẹ thường sẽ thuyên giảm sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của trẻ không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, đã đến lúc đưa trẻ đến các cơ sở y tế.

Mặc dù các quy định về việc nghỉ ốm ở mỗi trường sẽ khác nhau, tuy nhiên bạn có thể dựa vào trực giác làm cha mẹ để quyết định cho con bạn nghỉ học ở nhà 1 hoặc 2 ngày nếu chúng cảm thấy không khỏe.

Lauren Strelitz, bác sĩ nhi khoa - Tập đoàn Y tế Bayside tại Stanford Medicine Children's Health (Mỹ), cho biết: “Phụ huynh hiểu rõ con mình nhất và hiểu rõ khi nào con họ bị ốm, lo lắng hoặc có những lý do khác khiến chúng không muốn đến trường".

Lưu ý:

Trước khi cho trẻ đi học trở lại, phụ huynh hãy đảm bảo đã trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản về phòng ngừa lây nhiễm như: Biết cách rửa tay đúng cách; che miệng lại khi ho và hắt hơi… nhằm tránh lây truyền bệnh cho các bạn khác.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lý do trẻ nhỏ dễ bị ốm.

Việt An - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm