Balo, cặp sách
Các bậc phụ huynh nên tránh mua các sản phẩm balô, cặp sách có chứa vinyl hoặc polyvinyl chloride (PVC) hoặc những sản phẩm có ký hiệu tái chế số 3. Các loại balo cặp sách bằng nhựa bóng thường làm từ vinyl và có thể có chứa PVC, chì hoặc phthalate với nồng độ cao. Phthalate có liên quan đến bệnh hen suyễn, các rối loạn chuyển hóa ví dụ như tiểu đường, béo phì, gây rối loạn nội tiết. Khi lựa chọn mua balo, cặp sách, nên ưu tiên lựa chọn các loại balo làm từ các sợi tự nhiên như cotton, sợi lanh, sợi cây gai dầu, sợi vải hoặc các sợi tổng hợp như sợi nylon, polyester.
Hộp cơm trưa bằng nhựa
Rất nhiều loại hộp cơm trưa, kể cả những loại hộp cơm thiết kế dành riêng cho trẻ em, vẫn được làm từ nhựa vinyl có chứa phthalate. Nhóm các chất hóa học này sẽ làm tăng tính dẻo của nhựa nhưng cũng có liên quan đến rất nhiều vấn đề sức khỏe khác, ví dụ như hen suyễn, chỉ số IQ thấp, thay đổi sự phát triển của hệ sinh sản và tiểu đường. Phthalate có thể đi vào cơ thể khi trẻ ăn/uống đồ ăn đã tiếp xúc với các sản phẩm có chứa phthalate.
Sổ có 3 vòng sắt
Rất nhiều hãng sản xuất loại sổ này có chứa phthalate. Trẻ có thể sẽ phải tiếp xúc với phthalate thông qua việc hít phải bụi có chứa phthalate. Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ rất cao bởi trẻ thường ngậm/mút các đồ vật trong mồm. Nếu vẫn muốn sử dụng loại sổ này, bạn nên lựa chọn loại sổ có vòng làm từ gỗ, vải hoặc bìa. Nếu bạn không chắc loại sổ bạn mua có chứa phthalate hay không, hãy tìm biểu tượng tái chế có số 3 hoặc chữ V. Điều này chứng tỏ rằng sản phẩm này được làm từ PVC (phthalate).
Giấy và vở
Tránh sử dụng các loại giấy được tẩy bằng chlorine bất cứ khi nào có thể. Đây lại là vấn đề về môi trường vì giấy được tẩy trắng bằng chlorine sẽ thải ra hàng tỷ tấn nước thải, gây ô nhiễm không khí, nước và môi trường. Hãy lựa chọn các sản phẩm giấy vở không bị tẩy và không được xử lý qua chlorine.
Sáp màu
Một số loại sáp màu có chứa amiang, một chất hóa học có liên quan đến ung thư trung biểu mô và ung thư phổi. Mặc dù amiang được phép có mặt trong sáp màu, nhưng trẻ em không cần thiết phải tiếp xúc với những hóa chất này. Có rất nhiều cách giúp cha mẹ kiểm tra sáp màu. Bạn nên kiểm tra xem sáp màu có chữ “AP” không, đây là dấu hiệu cho thấy sản phẩm trẻ đang dùng không độc hại. Hoặc cũng có thể kiểm tra các loại giấy chứng nhận an toàn của sản phẩm.
Bút dạ
Rất nhiều sản phẩm bút dạ được bán trên thị trường có chứa benzene, một chất có thể gây ung thư, và có liên quan đến rối loạn các chức năng gan và thận. Các triệu chứng cấp tính của việc hít phải khí benzene là chóng mặt, đau đầu và buồn ngủ. Cũng giống như sáp màu, bạn cũng nên kiểm tra bút dạ xem có ký hiệu “AP” hay không, hoặc kiểm tra giấy phép an toàn của sản phẩm.
Chai đựng nước
Tất cả mọi người đều biết sự nguy hiểm của chì: ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ, thiếu máu và ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Trong những năm trở lại đây, dư lượng của các loại kim loại nặng vẫn được tìm thấy trong các chai nhựa đựng nước. Cha mẹ nên tránh sử dụng bất cứ loại chai nhựa tái sử dụng nào cho trẻ bởi chúng có thể chứa phthalate hoặc bisphenol- A (BPA), có ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đồ dùng học tập cho môn mỹ thuật
Cha mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng các loại đồ dùng cho môn mỹ thuật có chứa ký hiệu “CL”, đây là ký hiệu cho thấy sản phẩm có thể chứa các chất độc hại. Thay vào đó, hãy sử dụng các sản phẩm có các ký hiệu AP, CP hoặc HL. Tuy nhiên, những ký hiệu này không đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm bạn đang sử dụng hoàn toàn không chứa các chất hóa học độc hại. Do vậy, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ của từng sản phẩm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chiếc cặp sách này có phải dành cho con bạn?
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.