Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là hiện tượng các chất dịch có trong dạ dày như pepsin, HCl, dịch mật... trào ngược lên thực quản, gây nên các tổn thương tại thực quản, hầu, họng. Vì biến chứng đầu tiên và gặp ở hầu hết người bệnh là viêm thực quản nên bệnh còn có tên gọi khác là viêm thực quản trào ngược. Khá nhiều người đang phải chịu đựng chứng bệnh này và sau đây là những lời khuyên có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là một trong những bệnh lý tiêu hóa phức tạp, triệu chứng rất đa dạng. Dưới đây là 4 triệu chứng điển hình nhất của bệnh:
Ợ hơi khi đói.
Ợ nóng, ợ chua: Người bệnh thường cảm thấy nóng rát lan từ thượng vị lên dọc đằng sau xương ức, đôi khi lan đến vùng hạ họng hoặc lên tận mang tai, kèm vị chua trong miệng. Đó là triệu chứng ợ nóng của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Ợ chua thường xảy ra khi bệnh nhân đánh răng buổi sáng. Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên khi ăn no, khi uống nước, khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước hoặc khi nằm nghỉ.
Trào ngược dạ dày - thực quản.
Buồn nôn, nôn: Khi bệnh nặng hơn, các chất trào ngược lên thực quản ngoài hơi, dịch tiêu hóa sẽ có thêm cả thức ăn. Người bệnh dễ bị nôn, buồn nôn hoặc có cảm giác mắc nghẹn thức ăn. Người bệnh cũng dễ bị nôn hơn khi bị say tàu xe, ốm nghén, hay dùng một số loại thuốc... Nếu tình trạng buồn nôn hoặc nôn diễn ra ngay sau hoặc trong khi ăn, khả năng lớn bạn đã bị trào ngược dạ dày - thực quản.
Đau, tức ngực: Cảm giác đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng, cánh tay. Triệu chứng này là nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày - thực quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tim mạch. Thực chất cảm giác đau này là đau ở đoạn thực quản phần chạy qua ngực. Acid trào ngược lên kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau giống như đau ở ngực.
Ngoài ra có thể để ý tới một số triệu chứng ít gặp khác như: nấc cụt, thở khò khè, khó thở, đau họng, thay đổi giọng nói, khàn tiếng.
Theo các chuyên gia về tiêu hóa, trọng lực giúp thức ăn nằm yên ở trong dạ dày khi bạn đứng thẳng. Hiện tượng thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản dễ xảy ra hơn khi trọng lực giảm. Nằm xuống ngay lập tức sau khi ăn có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Vì lý do đó, người bệnh không nên ăn nhiều vào buổi tối và nên kê cao đầu khi ngủ.
Làm lành các vết viêm loét trong dạ dày. Ngăn chặn stress. Giảm tiết acid dạ dày. Tăng tốc độ tiêu hóa để làm rỗng dạ dày. Trên thực tế, việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn. Các nguyên nhân gây bệnh thường không tồn tại riêng lẻ, mà kết hợp trên cùng một bệnh nhân nên việc điều trị muốn thành công cũng cần kết hợp nhiều cơ chế. Trong đó, dinh dưỡng và lối sống là những yếu tố quan trọng.
Trào ngược dạ dày - thực quản là một rối loạn tiêu hóa, các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa chế độ ăn uống của bệnh nhân với triệu chứng của họ. Vì thế, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể là một sự hỗ trợ tốt cho điều trị căn bệnh này. Nghiên cứu cho thấy, có một số thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược bao gồm: Những loại thịt đỏ giàu cholesterol và acid béo; thực phẩm giàu chất béo, giàu canxi như sữa, thịt, các sản phẩm từ sữa (phomat, bơ); muối với số lượng cao.
Ngoài ra còn có các loại thực phẩm khác nên tránh như: sôcôla, thảo dược, gia vị chứa tinh dầu (bạc hà), đồ uống có ga, đồ uống có tính acid như nước chanh, nước cam, cà phê, thực phẩm có tính acid như sốt cà chua.
Tuy nhiên, lại có những loại thực phẩm có thể cải thiện tình trạng trào ngược, bao gồm: cá ngừ, cá hồi, hạt điều, hạt hạnh nhân, đậu (những thực phẩm cung cấp protein chứa ít cholesterol), ngũ cốc, dâu, táo, dưa hấu, đào, trứng. Các thức ăn giàu chất xơ cũng tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài những thay đổi chế độ ăn uống, một kế hoạch điều trị tổng thể liên quan đến những cân nhắc khác. Đối với nhiều vấn đề tiêu hóa, việc khôi phục lại sự cân bằng cho hệ vi khuẩn trong ruột với sự trợ giúp của các loại thực phẩm lên men có thể giúp đạt được điều này. Người bệnh có thể dùng hằng ngày với sữa chua, đồ uống kefir (nấm sữa), các loại dưa muối, trà lên men kombucha... Nghiên cứu cho thấy các thực phẩm lên men (probiotic) còn có thể giúp chống lại vi khuẩn H.pylori.
Thay đổi lối sống để tạo nên một lối sống lành mạnh như thể dục, giảm cân, ăn, ngủ đúng giờ, điều độ, kê cao gối khi ngủ, không sử dụng rượu bia, thuốc lá sẽ giúp người bệnh trào ngược dạ dày thực quản sớm khỏi bệnh.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh