Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các phương pháp điều trị sỏi mật

Phẫu thuật để cắt bỏ túi mật là cách phổ biến nhất để điều trị sỏi mật có triệu chứng. (Sỏi mật không triệu chứng thường không cần điều trị).Mỗi năm có hơn 500.000 người Mỹ tiến hành phẫu thuật túi mật.

Phẫu thuật theo tiêu chuẩn được gọi là nội soi cắt túi mật. Với phẫu thuật này, phẫu thuật viên tạo một vài đường rạch nhỏ trên thành bụng và đưa dụng cụ phẫu thuật và một camera nhỏ vào ổ bụng.

Camera sẽ gửi hình ảnh được phóng to từ trong cơ thể đến màn hình video, cho phẫu thuật viên cái nhìn cụ thể về các cơ quan và mô ở bênh trong. Trong khi theo dõi màn hình, phẫu thuật viên sẽ sử dụng dụng cụ để tách cẩn thận túi mật ra khỏi gan, ống mật, và những cấu trúc khác. Sau đó ống mật được cắt và túi mật được cắt qua một trong những đường rạch nhỏ.

Do cơ bụng không bị cắt trong phẫu thuật nội soi thành bụng nên bệnh nhân ít đau và ít biến chứng hơn là khi họ mổ mở. Bệnh nhân thường chỉ ở lại một đêm ở bệnh viên, tuân theo những hoạt động hạn chế trong vài ngày ở nhà.

Nếu phẫu thuật viên phát hiện bất kì cản trở nào khi thực hiện mổ nội soi, ví dụ như nhiễm trùng hoặc sẹo do những phẫu thuật khác, đội ngũ phẫu thuật phải chuyển sang mổ mở. Trong một số trường hợp cản trở được biết trước khi phẫu thuật và phẫu thuật mổ hở được lên kế hoạch.

Nó được gọi là phẫu thuật mổ mở do phẫu thuật viên phải dùng đường rạch từ 5-8 cm trên thành bụng để cắt bỏ túi mật. Đây là một phẫu thuật lớn và cần 2-7 ngày để ở bệnh viện và nhiều tuần tại nhà để hồi phục. Phẫu thuật mở thường được thực hiện ở khoảng 5% bệnh nhân.

Biến chứng thường gặp nhất ở phẫu thuật túi mật là tổn thương ống mật. Một tổn thương ống mật thường gặp là rò mật, gây đau và nhiễm trùng nguy hiểm. Tổn thương nhỏ có thể được điều trị không cần phẫu thuật. Tổn thương lớn nghiêm trọng hơn và cần phẫu thuật.

Nếu sỏi mật ở ống mật, phẫu thuật viên có thể sử dụng ERCP trong cắt bỏ chúng trước hoặc trong khi phẫu thuật túi mật. Một khi nọi soi ruột non, phẫu thuật viên khu trú được ống mật bị ảnh hưởng. Một thiết bị trong nội soi được sử dụng để cắt ống mật và sỏi được giữ ở trong một túi nhỏ và chuyển ra khỏi ống nội soi. Với thủ thuật 2 bước trên được gọi là ERCP với cắt cơ thắt nội soi.

Đôi khi, một người có phẫu thuật cắt túi mật được chẩn đoán có sỏi mật trong ống mật nhiều tuần, nhiều tháng, hoặc thậm chí nhiều năm sau phẫu thuật. Phẫu thuật 2 bước ERCP thường thành công trong việc loại bỏ mật.

Điều trị không phẫu thuật

Cách tiếp cận không phẫu thuật được sử dụng chỉ trong những trường hợp đặc biệt khi bệnh nhân có tình trạng không sử dụng được thuốc gây mê hoặc được chỉ định cho sỏi cholesterol.

Sỏi mật tái lại sau điều trị không phẫu thuật xảy ra với khoảng một nửa số trường hợp

  • Điều trị thuốc uống tan sỏi: Thuốc làm từ acid mật được sử dụng để làm tan sỏi. Những thuốc như ursodiol (Actigall) và chenodiol (Chenix) có hiệu quả nhất trong sỏi cholesterol. Sẽ cần phải điều trị nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi sỏi bị tan hoàn toàn. Cả 2 loại thuốc này đều có thể gây tiêu chảy nhẹ, chenodiol có thể tăng tạm thời cholesterol máu và enzyme transaminase.
  • Tán sỏi tiếp xúc: đây là thủ thuật thử nghiệm bao gồm tiêm trực tiếp một loại thuốc vào túi mật để tán sỏi. Thuốc methyl tert butyl có thể tán sỏi trong 1-3 ngày, nhưng nó phải được sử dụng cẩn thận do nó là thuốc gây mê dễ cháy có thể gây độc. Thủ thuật được thử nghiệm trên người với sỏi cholesterol có triệu chứng, chưa vôi hóa.
  • Tán sỏi bằng sóng: Điều trị này sử dụng sóng sốc để làm vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ có thể đi qua ống mật mà không gây tắc nghẽn. Đau túi mật với cường độ mạnh phổ biến sau điều trị, và mức độ thành công của phương pháp này không cao. Sỏi vẫn còn sót lại đôi khi có thể tán bằng những thuốc khác.
Bình luận
Tin mới
Xem thêm