Lõm ngực bẩm sinh ở trẻ
Lõm ngực (hay có thể gọi là lõm ức) thường dễ nhận thấy ngay sau khi sinh, và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này thường tăng lên trong giai đoạn tăng trưởng mạnh ở trẻ khi ở tuổi vị thành niên.
Tình trạng lõm ngực cũng thường gặp ở trẻ trai hơn là trẻ gái. Các trường hợp nghiêm trọng của bệnh có thể ảnh hưởng tới chức năng của tim và phổi. Nhưng ngay cả những trường hợp nhẹ của bệnh, tình trạng bệnh cũng có thể khiến trẻ tự ti về ngoại hình. Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả có thể sửa chữa tình trạng dị dạng này.
Đối với những trường hợp bị lõm ngực, dấu hiệu hoặc triệu chứng duy nhất là ngực bị lõm vào, thường là ở vùng ức. Ở một số trường hợp, độ sâu của vết lõm nghiêm trọng hơn trong giai đoạn đầu tuổi vị thành niên và có thể tiếp tục trầm trọng hơn nữa khi trưởng thành.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng của tình trạng lõm ngực, vùng xương ức có thể chèn ép vào phổi và tim. Khi đó, chúng gây ra các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
Nguyên nhân nào gây ra lõm ngực bẩm sinh ở trẻ?
Nguyên nhân chính xác của tình trạng lõm ngực ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được biết rõ, song các chuyên gia cho rằng nó có thể là một tình trạng di truyền vì tình trạng này đôi khi xảy ra theo tính chất gia đình.
Nguy cơ nào gây ra tình trạng này?
Lõm ngực ở trẻ sơ sinh phổ biến hơn ở trẻ trai so với trẻ gái. Tình trạng này cũng xảy ra thường xuyên hơn ở những trường hợp:
Các trường hợp nghiêm trọng của tình trạng lõm ngực có thể kể đến là tình trạng chèn ép tim và phổi, hoặc đẩy tim lệch sang một bên. Ngay cả những trường hợp nhẹ của lõm ngực, nó vẫn có thể dẫn đến các vấn đề về ngoại hình.
Các vấn đề về tim và phổi
Nếu độ sâu của vết lõm ngực ở mức độ nghiêm trọng, nó có thể làm giảm dung tích phổi. Sự chèn ép này cũng có thể chèn ép lên tim, đẩy tim lệch sang bên trái của lồng ngực và làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả của tim. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như giảm hiệu suất và sức bền trong tập luyện, khó thở, nhịp tim nhanh và đau tức ngực.
Các vấn đề về ngoại hình
Nhiều trường hợp mất mảng xương vùng ức sẽ có xu hướng khom người về phía trước (tư thế khom người), với xương sườn và xương bả vai loe ra. Sự tự ý thức về ngoại hình của bản thân có thể lên đến mức tránh các hoạt động xã hội, chẳng hạn như bơi lội, khi ngụy trang tình trạng của bản thân sau lớp trang phục.
Lõm ngực có thể khắc phục bằng cách phẫu thuật, nhưng phẫu thuật thường được chỉ định cho những trường hợp có các dấu hiệu và triệu chứng từ trung bình đến nặng. Những trường hợp có các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ có thể áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu để giảm nhẹ tình trạng. Một số bài tập nhất định sẽ giúp cải thiện tư thế và nâng cao mức độ đáp ứng của ngực.
Nếu vùng lõm của xương ức không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nhưng gây tự ti về ngoại hình, nên trao đổi với bác sĩ để có thể xem về việc đặt một miếng silicon - tương tự như mô cấy ngực - đặt dưới da để lấp đầy khoảng trống đó, phục hồi ngoại hình.
Tổng kết
Bệnh lõm ngực bẩm sinh ở trẻ nhỏ là một dị tật bẩm sinh đặc trưng bởi sự xuất hiện một vết lõm sâu ở thành ngực trước. Dị tật có thể phát hiện ngay sau sinh hoặc đến tuổi dậy thì, mức độ lõm có thể thấy rõ trong quá trình phát triển của trẻ.
Nhìn chung, các bậc phụ huynh cần để ý đến con trẻ các dấu hiệu bất thường ở vùng ngực, và cần được khám và đánh giá bởi các chuyên gia y tế chuyên khoa để có thể có các can thiệp kịp thời.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các nguyên nhân gây đau ngực thường gặp ở trẻ nhỏ
Có lẽ bạn đã nghe nói rằng việc có tư thế tốt là khá quan trọng. Điều đó cũng đúng với tư thế ngủ của bạn. Các tư thế ngủ khác nhau có ảnh hưởng đến vai, cổ và cột sống của bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi tìm tư thế ngủ lành mạnh nhất cho mình.
Để duy trì một sức khỏe tốt, bạn nên chú ý tới các dấu hiệu viêm nhiễm có thể xuất hiện trên cơ thể. Chúng được coi là các tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và béo phì.
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.
Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.
Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?
Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.
Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.