Lỗ đái thấp ảnh hưởng đến khoảng 1 trên 150 đến 300 trẻ trai mới sinh với nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Nếu một thành viên trong gia đình đã từng mắc phải tình trạng lỗ đại thấp thì nguy cơ cũng mắc phải tình trạng này sẽ tăng lên 21%.
Điều trị lỗ đái thấp
Lỗ đái thấp được điều trị phẫu thuật sau khi đã gây mê toàn thân. Loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Vì nam giới sẽ đứng khi tiểu tiện nên điều quan trọng là luồng nước tiểu có thể kiểm soát được dễ dàng, thiếu kiểm soát luồng nước tiểu do lỗ đái thấp có thể dẫn đến một số tai nạn nhỏ khiến người bệnh xấu hổ. Đây cũng là một trong những lý do mà tình trạng lỗ đái thấp nên được điều trị ở trẻ sơ sinh, tốt nhất là trong độ tuổi từ 8 đến 18 tháng tuổi. Phẫu thuật sớm có nghĩa là chấn thương tâm lý có thể được giảm thiểu. Trẻ nhỏ thường nhanh lành bệnh và bố mẹ có thể nhận thấy tình trạng lành lại của vết thương sau khi phẫu thuật.
Đôi khi tình trạng cong dương vật khi cương cứng, cũng có thể xuất hiện, điều này có thể được sửa chữa trong quá trình phẫu thuật lỗ đái thấp. Thời gian phục hồi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề và sự phức tạp của phẫu thuật. Các trường hợp nhẹ có thể được điều trị ngoại trú, đôi khi điều trị nội trú có thể được yêu cầu, đặc biệt là khi trẻ vừa bị cong dương vật và vừa bị lỗ đái thấp.
Chăm sóc sau phẫu thuật
Chảy máu sau phẫu thuật: Bất kỳ tình trạng chảy máu hậu phẫu nào cũng nên được báo cáo cho bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ phụ trách chăm sóc sau phẫu thuật. Nói chung, nếu vết máu hiện trên bang gạc sau phẫu thuật nhỏ cỡ đồng xu thì có thể coi là chấp nhận được.
Co thắt bàng quang sau phẫu thuật lỗ đái thấp: co thắt bàng quang thỉnh thoảng có thể xảy ra khi trẻ được đặt catheter sau phẫu thuật . Bác sĩ thường điều trị bằng thuốc chống co thắt, giảm đauhoặc đôi khi với kháng sinh.
Nhiễm trùng sau phẫu thuật: Nhiễm trùng là một tác dụng phụ phổ biến ở vị trí của phẫu thuật. Điều này có thể được ngăn ngừa hoặc giảm thiểu bằng vệ sinh tốt vết thương sau phẫu thuật hoặc vùng da sau phẫu thuật. Bất kỳ vết đỏ, sưng hoặc chảy mủ nào phải được báo cáo với bác sĩ. Đôi khi trong các trường hợp nhiễm trùng nặng hơn, có thể được điều trị bằng kháng sinh.
Chứng hẹp niệu đạo sau mổ: là sự thu hẹp niệu đạo xảy ra sau phẫu thuật nhưng rất hiếm gặp. Tình trạng này sẽ khiến việc đi tiểu sau phẫu thuật trở nên khó khăn hơn, thậm chí là không thể đi tiểu. Hẹp niệu đạo sao phẫu thuật cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Rò sau phẫu thuật: Một lỗ rò là một lỗ có thể mở ra trong niệu đạo mới hình thành khiến nước tiểu rò rỉ qua đó. Nếu trẻ gặp phải tình trạng này, sẽ cần tiến hành một ca tiểu phẫu để sửa chữa.
Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Dự phòng dị tật bẩm sinh trước và trong khi mang thai
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.