Đi bộ lùi trên máy chạy bộ, còn được gọi là đi bộ ngược/đi giật lùi, thường được sử dụng trong vật lý trị liệu để giúp cải thiện dáng đi và khả năng vận động ở các chi dưới. Phương pháp này thường được sử dụng để cải thiện biên độ chuyển động, tầm vận động của đầu gối, hông và mắt cá chân, cải thiện sức mạnh và cải thiện dáng đi liên quan đến chi dưới.
Khi đến các phòng tập vật lý trị liệu bạn có thể thấy mọi người đi bộ trên máy chạy bộ và nhận thấy một hoặc nhiều người đi lùi trên máy chạy bộ. Trị liệu có thể giúp mọi người cải thiện khả năng di chuyển, hướng dẫn các bài tập về sức mạnh và thăng bằng, và cải thiện khả năng đi lại thông qua luyện tập dáng đi.
Bài viết này giúp bạn biết được những lợi ích của việc đi lùi trên máy chạy bộ trong vật lý trị liệu cũng như hướng dẫn cho bạn cách đi lùi trên máy chạy bộ một cách an toàn.
Đi bộ lùi so với đi tiến
Đi bộ lùi khác với đi về phía trước ở một số điểm chính. Khi bạn đi về phía trước, có một số chuyển động được coi là đặc điểm dáng đi bình thường. Chân của bạn đung đưa trong không khí và gót chân của bạn chạm đất trước. Sau đó, đầu gối hơi gập và gót chân đến các ngón chân của bạn dần tiếp xúc chạm đất. Khi điều này xảy ra, chân đối diện của bạn dần nâng lên không trung. Chuyển động từ gót chân đến ngón chân này lặp đi lặp lại và việc đi lại diễn ra bình thường.
Đi bộ lùi là một quá trình dáng đi ngược lại. Chân của bạn đung đưa trong không khí và vươn ra sau đầu gối gập cong. Các ngón chân của bạn tiếp xúc với mặt đất và đầu gối của bạn duỗi thẳng và các ngón chân sau đó đến gót chân chạm đất. Sau đó, gót chân của bạn rời khỏi mặt đất với đầu gối thẳng và quá trình này được lặp lại. Dáng đi kiễng chân này có thể mang lại nhiều lợi ích khác nhau.
Đọc thêm bài viết: Vì sao tập thể dục giúp cải thiện tâm trạng và năng lượng?
Lợi ích của việc đi bộ lùi
Đi lùi trên máy chạy bộ mang lại một số lợi ích như cải thiện tầm vận động ở đầu gối, tăng sức mạnh cơ tứ đầu đùi, tăng tính linh hoạt của gân kheo và khả năng vận động. Ngoài ra, đi bộ lùi mang lại những lợi ích tương tự như đi bộ thông thường như đốt cháy nhiều calo, chức năng tim tốt hơn, cải thiện sự cân bằng và ổn định.
Tăng tầm vận động của đầu gối
Đi bộ lùi có thể giúp tăng tầm vận động của đầu gối. Nếu bạn bị chấn thương đầu gối, phẫu thuật đầu gối hoặc viêm khớp gối, bạn có thể mất khả năng duỗi thẳng đầu gối. Trong khi đi lùi, đầu gối của bạn duỗi thẳng hoàn toàn trong khi bạn di chuyển từ ngón chân lên gót chân. Điều này giúp cải thiện tầm vận động của khớp gối khi duỗi gối.
Cải thiện chức năng cơ tứ đầu đùi
Đi bộ lùi cũng có thể giúp cải thiện chức năng của cơ tứ đầu đùi của bạn. Các cơ tứ đầu đùi tham gia động tác duỗi thẳng đầu gối. Khi bạn đang đi lùi, cơ tứ đầu đùi hoạt động và đầu gối của bạn duỗi thẳng khi bạn di chuyển từ ngón chân đến gót chân. Điều này có thể cải thiện chức năng của cơ tứ đầu đùi.
Điều quan trọng là phải tập trung vào việc co cơ tứ đầu đùi khi bạn đi bộ lùi và các chuyên gia vật lý trị liệu có thể hỗ trợ bạn thực hiện đúng động tác.
Cải thiện tính linh hoạt của gân kheo
Nếu bạn bị căng cơ gân kheo, bác sĩ vật lý trị liệu có thể yêu cầu bạn đi lùi trên máy chạy bộ để cải thiện tính linh hoạt của nhóm cơ này. Gân kheo nằm ở phía sau đùi trên và có tác dụng co đầu gối và mở rộng hông của bạn.
Khi đi lùi, gân kheo của bạn co lại để uốn co đầu gối, sau đó gân kheo được kéo căng khi chân từ từ chạm đất từ ngón chân lên gót chân và đầu gối duỗi thẳng.
Cân bằng, dáng đi và khả năng vận động tốt hơn
Đi bộ lùi cũng có thể cải thiện đặc điểm dáng đi sau chấn thương, phẫu thuật hoặc bệnh tật. Bằng cách đi lùi, dáng đi của bạn có thể được "thiết lập lại" và việc đi lùi có thể cải thiện khả năng đi về phía trước của bạn. Một nghiên cứu trên các bệnh nhân đột quỵ gần đây cho thấy rằng luyện tập đi lùi mang lại hiệu quả vượt trội hơn so với luyện tập thăng bằng khi đứng trong việc cải thiện cả thăng bằng và tốc độ đi bộ.
Nếu bạn gặp vấn đề về thăng bằng và di chuyển, các chuyên gia vật lý trị liệu có thể yêu cầu bạn đi bộ lùi lại để cải thiện khả năng di chuyển của bạn.
Đọc thêm bài viết: Bổ sung vitamin khi luyện tập thể thao
Đốt cháy nhiều calo hơn
Đi bộ lùi cũng đốt cháy nhiều calo hơn so với đi bộ truyền thống. Đi bộ với vận tốc 5,6km/h tương đương với mức chuyển hóa là 4,3 MET, trong khi đi lùi với cùng tốc độ là 6,0 MET.
Cải thiện chức năng tim và phổi
Đi lùi trên máy chạy bộ cũng có thể có lợi cho tim và phổi. Đi lùi khó khăn hơn đi về phía trước và buộc bạn phải gắng sức hơn. Nghiên cứu trên các đối tượng khỏe mạnh cho thấy đi bộ lùi cần nhiều oxy hơn và khiến hệ thống tim mạch cần nâng cao năng suất làm việc. Do đó, đi bộ lùi giúp cải thiện sức khỏe tim và phổi tốt hơn so với đi bộ về phía trước.
Việc đi bộ lùi có lợi cho ai
Nói chung, bất kỳ người nào bị yếu chi dưới dẫn đến mất khả năng vận động khi đi bộ bình thường đều sẽ thấy được lợi ích từ việc đi bộ lùi trên máy chạy bộ hoặc trên mặt đất cứng. Đi bộ lùi tốt trong việc tập phục hồi chức năng cho những người gặp các vấn đề sức khỏe như:
Các bác sĩ vật lý trị liệu sẽ dựa trên tình trạng của người bệnh để quyết định xem tình có nên sử dụng phương pháp đi bộ lùi để phục hồi chức năng hay không.
Cách đi bộ lùi an toàn
Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ trong khi đi lùi là giữ an toàn. Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ xem xét dựa trên tình trạng của bệnh nhân để quyết định có nên áp dụng việc đi lùi trong quá trình phục hồi chức năng một cách an toàn cho người bệnh.
Trước khi bắt đầu đi lùi trên máy chạy bộ, bạn phải có thể đi lùi một cách an toàn trên bề mặt bằng phẳng. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào để đảm bảo rằng bạn có thể thực hiện các bài tập một cách an toàn.
Để tham gia đi bộ lùi trên máy chạy bộ một cách an toàn bạn cần:
Hầu hết mọi người đi bộ lùi trên máy chạy bộ trong 5 đến 10 phút. Bạn có thể làm nhiều hơn hoặc ít hơn một chút tùy thuộc vào tình trạng của bạn; bác sĩ vật lý trị liệu sẽ đưa ra quy định về lượng thời gian phù hợp cho bạn.
Sau khi đi bộ lùi trên máy chạy bộ, bạn sẽ cần thực hiện các bài tập dành riêng cho tình trạng của bạn như các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi, các bài tập chuyển động cho đầu gối hoặc kéo giãn gân kheo để thực hiện nhằm tăng thêm lợi ích của việc đi ngược chiều.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phòng tránh những tai nạn khi đi bộ
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?
Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.
Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.