Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cánh mày râu dừng ngay uống nước ngọt nếu không muốn bị hói

Ngoài cà phê, bia rượu thì các loại nước ngọt, nước trái cây, nước có gas... cũng là sở thích của rất nhiều chàng trai. Tuy nhiên ngoài các nguy cơ sức khỏe như tiểu đường, tim mạch,... thì nước ngọt còn có thể khiến chúng ta rụng tóc. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

Nghiên cứu gần đây cho thấy nam giới bị rụng tóc tiêu thụ gần gấp đôi lượng đồ uống có đường so với những người không sử dụng. Tuy rằng những phát hiện chỉ dựa trên mối tương quan và cần nghiên cứu thêm để xác định rõ ràng nhưng nghiên cứu cũng đã cho thấy thêm vấn đề sử dụng quá nhiều đồ ngọt có thể gây ra nhiều vấn đề tới sức khoẻ, ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Rụng tóc ở nam giới

Rụng tóc ở nam giới là một vấn đề nhiều người gặp phải, và các dạng rụng tóc phổ biến có thể xuất hiện như rụng tóc kiểu chữ M, rụng tóc kiểu chữ U hay rụng tóc kiểu chữ O… TÌnh trạng rụng tóc ảnh hưởng đến khoảng 30-50% nam giới trong độ tuổi 50.

Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ rụng tóc ở nam giới có thể đang tăng lên. Theo khảo sát từ Trung Quốc cho thấy, tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 21.3% lượng nam giới tại quốc gia này năm 2010 và 27.5% lượng nam giới tại quốc gia này vào năm 2021. Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong rụng tóc, và một số nghiên cứu cho thấy rằng chuyển hóa glucose có thể ảnh hưởng đến tình trạng này. Ngoài ra, một số nghiên cứu sâu hơn về mối liên hệ giữa rụng tóc và tiêu thụ đường có thể cung cấp thêm những thông tin về nguy cơ mắc phải.

Đồ uống có đường và tình trạng rụng tóc 

Theo nghiên cứu gần đây được các nhà nghiên cứu trường Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Trung Quốc tiến hành đã cho thấy có mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đồ uống có đường và tình trạng rụng tóc. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients với kết quả: tiêu thụ lượng lớn đồ uống có đường cho thấy mối tương quan cao với nguy cơ rụng tóc ở nam giới.

Đọc thêm bài viết: Nước ép trái cây và nước ngọt có ga: Loại nào tốt hơn?

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên 1028 sinh viên đại học và giáo viên với độ tuổi trung bình là 27,8 tuổi từ 31 tỉnh ở Trung Quốc. Những đối tượng tham gia nghiên cứu được khảo sát với các thông tin về: nhân khẩu học, tình trạng tóc, chế độ ăn uống, lối sống, tình trạng tâm lý… Đánh giá trên mức độ tiêu thụ đồ uống có đường được xác định từ 15 câu hỏi trong thời gian 01 tháng trước đó, bao gồm: đồ uống nước trái cây ngọt, các loại nước ngọt, nước tăng lực và nước uống thể thao, các loại sữa ngọt, trà ngọt và cà phê…

Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung có khoảng 57.6% đối tượng tham gia báo cáo gặp phải tình trạng rụng tóc. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện ra thêm các khả năng gây rụng tóc như: tuổi cao, đã hoặc đang hút thuốc lá, trình độ học vấn thấp, ít tham gia hoạt động thể chất, ngủ ít, có các biến cố về tâm lý trong thời gian qua, tiền sử gia đình có người rụng tóc hay một số điều kiện đặc biệt khác như nhuộm tóc, tẩy tóc… Khi đánh giá cụ thể trên việc tiêu thụ đồ uống có đường, các tác giả phát hiện ra rằng những người gặp phải tình trạng rụng tóc cũng tiêu thụ nhiều thực phẩm chiên giòn, mật ong, đồ ngọt và kem, và ăn ít rau hơn những người không rụng tóc. Cụ thể, nhóm đối tượng rụng tóc tiêu thụ trung bình 4,3 lít đồ uống có đường mỗi tuần so với chỉ 2,5 lít ở nhóm đối chứng. Vấn đề tiền sử bệnh lý đặc biệt cũng gây ảnh hưởng đến mối liên hệ này, khi mà các tình trạng như rối loạn lo âu cũng gây ra rụng tóc.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng mối liên quan giữa tiêu thụ đồ uống có đường và rụng tóc vẫn còn ngay khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu có thể bao gồm các yếu tố xã hội học, chế độ ăn uống và tình trạng tâm lý.

6 Signs of Male Pattern Baldness | Jonsson Protein

Lượng đường ảnh hưởng đến tóc như thế nào?

Cơ chế của việc tiêu thụ nhiều đường ảnh hưởng đến rụng tóc được lý giải rằng điều này làm tăng nồng độ đường trong máu, kích hoạt các con đường polyol, chuyển đổi glucose sang các loại đường khác. Nghiên cứu in-vivo cho thấy quá trình này làm giảm lượng glucose ở các phần bên ngoài của nang lông, có thể dẫn đến rụng tóc. Ngoài ra, lượng đường thường đi kèm với lượng lipid quá mức trong máu, và điều này cũng liên quan đến rụng tóc.

Đọc thêm bài viết: 13 loại thực phẩm tốt nhất cho sự phát triển của tóc

Một số nghiên cứu cũng đề cập rằng lượng đường cao có liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần. Ví dụ: theo một phân tích tổng hợp đã phát hiện ra rằng những người uống tương đương với ba lon cola mỗi ngày có một 25% nguy cơ trầm cảm cao hơn những người không tiêu thụ đồ uống có đường.

Những hạn chế và bài học rút ra

Theo các tác giả nghiên cứu, những phát hiện này hạn chế vì mới chỉ dựa vào dữ liệu tự báo cáo thay vì chẩn đoán lâm sàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu không thu thập dữ liệu liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm có đường khác nhau và từ đó không thể phân biệt mức độ nghiêm trọng của tình trạng rụng tóc. Với kết quả hiện tại, nghiên cứu chỉ cho thấy mối tương quan giữa đồ uống có đường và chứng rụng tóc ở nam giới. Các chuyên gia cũng đánh giá rằng tình trạng rụng tóc còn có ảnh hưởng bởi di truyền hay tiền sử gia đình. Một số gen liên quan đến chứng rụng tóc cũng có thể là nguyên nhân, tuy nhiên các yếu tố này không làm thay đổi quan điểm của các chuyên gia về việc nên hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường.

Quan điểm được các chuyên gia thống nhất vẫn là nâng cao ý thức chung trong các vấn đề liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng tổng thể. Cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và tiêu thụ các nhóm thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh, đồng thời tránh các sản phẩm thuốc lá, uống quá nhiều rượu và hạn chế đường.

Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Tham khảo dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

Tham khảo thêm thông tin tại: Tuổi tác ảnh hưởng đến mái tóc như thế nào?

BS. Minh Khánh - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
Xem thêm