Giá trị dinh dưỡng có trong thịt đỏ
TS. Tuấn Thị Mai Phương - Viện Dinh dưỡng Quốc gia - khẳng định thịt đỏ là nguồn cung cấp protein động vật quan trọng.
Trong 100g thịt lợn nạc có 19g protein, hay trong 100g thịt bò có 21g protein – đáp ứng xấp xỉ 30% nhu cầu protein trong ngày của một người trưởng thành.
Bên cạnh đó, thịt đỏ rất giàu các loại vi khoáng chất như sắt, kẽm, vitamin B12.
Trong 100g thịt bò có 21g protein – đáp ứng xấp xỉ 30% nhu cầu protein trong ngày của một người trưởng thành.
Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, 100g thịt bò thăn nạc cung cấp 1,6g sắt và 4,05g kẽm, khoảng 1mcg B12. Trong 100g thịt lợn có khoảng 1g sắt và 2,5g kẽm, và 0,84 mcg B12. Hàm lượng này cao so với các thực phẩm khác.
Người Việt tiêu thụ thịt đỏ nhiều cỡ nào?
Theo kết quả các cuộc tổng điều tra về dinh dưỡng tại Việt Nam, mức tiêu thụ thịt nói chung và thịt đỏ nói riêng của người dân Việt có sự gia tăng mạnh mẽ trong một vài thập kỷ gần đây.
Năm 2000, mức tiêu thụ thịt (các loại) bình quân một người/ngày là 51g/ngày, 10 năm sau, con số này tăng lên 84g/ngày (năm 2010). Tới năm 2020, mức tiêu thụ đạt 134,5g/ngày.
Người dân khu vực thành thị có mức tiêu thụ thịt cao hơn khu vực nông thôn.
Riêng với thịt đỏ, mức tiêu thụ bình quân đầu người là 95,5g/người/ngày (năm 2020) và ở khu vực thành thị là 116,9g/ngày. Mức này của người dân thành thị cao hơn so với nhu cầu khuyến nghị chung.
Giảm lượng thịt đỏ để phòng ung thư và nhiều bệnh lý nguy hiểm
Theo TS. Tuấn Phương, mức tiêu thụ cân đối và hợp lý các loại thực phẩm nói chung và đặc biệt là thịt đỏ nói riêng là chìa khóa để duy trì và nâng cao sức khỏe.
TS. BS Phạm Văn Bình, Phó giám đốc Bệnh viện K, khuyến cáo người dân các biện pháp phòng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, là nên giảm lượng thịt đỏ.
Để cân bằng giữa lợi ích của việc ăn thịt đỏ (nguồn cung cấp protein và vi chất dồi dào) với những nguy cơ đối với sức khỏe (các bệnh không lây nhiễm và ung thư) cần có những hướng dẫn cụ thể về lượng tiêu thụ hợp lý.
Để duy trì, nâng cao sức khoẻ, Quỹ Phòng chống ung thư quốc tế và Viện Nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến nghị như sau:
- Mỗi tuần, nên tiêu thụ không quá 3 lần thịt đỏ với tổng lượng vào khoảng 350- 500g sau chế biến, tương đương tối đa khoảng 700g thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương.
- Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70g/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.
Khuyến cáo cũng đưa ra, nên sử dụng thịt nạc, tăng cường sử dụng thịt gia cầm, cá, trứng, sữa là những thực phẩm để thay thế thịt đỏ trong bữa ăn hàng ngày nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về protein và vi khoáng chất.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những cách dự phòng ung thư đại tràng.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh