Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Loại gia vị nhiều người Việt ưa thích, ăn nhiều không chỉ mắc bệnh tim mạch mà còn có thể ung thư

Muối là gia vị không thể thiếu trong bữa cơm và cuộc sống hàng ngày của người Việt. Ăn nhiều muối tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch và ung thư.

Muối là gia vị không thể thiếu trong bữa cơm và cuộc sống hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, theo điều tra dinh dưỡng, người Việt ăn lượng muối quá nhiều, tăng nguy cơ không chỉ riêng bệnh tăng huyết áp mà còn nhiều bệnh lý tim mạch có liên quan như đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, ăn nhiều muối còn tăng nguy cơ mắc loại ung thư rất nhiều người mắc phải.

Giải thích cơ chế của việc ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, theo TS Đỗ Thị Phương Hà - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nồng độ muối của các chất dịch trong cơ thể là ổn định. Vì thế, việc ăn nhiều muối làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ phải cần thêm nước để duy trì ổn định nồng độ dịch thể.

Không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh, với những người đã mắc tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Đáp ứng với yêu cầu này, cảm giác khát nước sẽ xuất hiện làm cho người ăn mặn phải uống nhiều nước. Điều này đồng nghĩa với việc tăng dung lượng máu và tăng áp lực lên thành mạch. Hiện tượng này kéo dài sẽ làm tăng huyết áp.

Ở những người đã có sẵn yếu tố di truyền nếu ăn nhiều muối sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với Natri, ion Na sẽ được chuyển vận nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu gây tăng nước trong tế bào; tăng trương lực của thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và gây tăng huyết áp.

Ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố gây nhiều sang chấn tinh thần (stress) trong cuộc sống sẽ tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Ion Na dương vào nhiều trong tế bào cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và gây tăng huyết áp.

Ăn nhiều muối trong khi người bị tăng huyết áp có thể thiếu yếu tố nội tiết thải muối. Natri bị tích tụ lại trong cơ thể, ion Na được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và gây tăng huyết áp.

Một cơ chế gây tăng huyết áp ở người ăn nhiều muối nữa là muối làm tăng độ nhạy cảm của hệ thống tim-mạch và thận đối với Adrenaline - một chất gây tăng huyết áp.

Không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh, với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Ăn nhiều muối có liên quan nguy cơ ung thư dạ dày

Còn theo các bác sĩ Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, thức ăn chứa nhiều muối, hay được bảo quản bằng muối (như các loại rau muối, thịt muối…) dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Điều này khiến dạ dày càng dễ bị tổn thương bởi các tác nhân sinh ung thư.

Theo TS Phương Hà, ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori).

Các nghiên cứu cho thấy nhiễm H. pylori làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày. Nguyên nhân là do vi khuẩn này làm viêm niêm mạc dạ dày dẫn tới teo niêm mạc, dị sản ruột, loạn sản và có thể tiến triển thành ung thư.

Ăn nhiều thức ăn ướp muối cũng làm tăng nguy cơ nhiễm H. pylori dai dẳng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc đồng thời ăn chế độ ăn nhiều muối và nhiễm H. pylori sẽ càng làm tăng cao hơn nguy cơ ung thư dạ dày. Đây là một trong số những loại ung thư thường gặp nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, ung thư dạ dày đứng hàng thứ tư ở nước ta với hơn 17.900 người được chẩn đoán và hơn 14.600 người tử vong.

Làm gì để giảm muối trong chế độ ăn?

Theo các bác sĩ, hãy thực hiện việc giảm muối ngay từ khi lên kê hoạch đi chợ và nấu ăn.

- Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm tươi thay vì các thực phẩm chế biến sẵn là lời khuyên đầu tiên được đưa ra. Các thực phẩm chế biến sẵn thường được cho thêm nhiều muối để có thể bảo quản được lâu. 

- Xem thành phần muối hoặc natri ghi trên nhãn dinh dưỡng của thực phẩm nếu đôi khi muốn ăn các thực phẩm chế biến sẵn. Điều này có thể giúp bạn lựa chọn các thực phẩm có hàm lượng muối ít hơn.

- Lựa chọn cách chế biến món ăn. Thay vì kho, rim, rang, xào cần cho nhiều gia vị mặn, bạn hãy chọn chế biến các món luộc, hấp. Bạn cũng đừng chế biến các món như lạc rang muối vì sẽ làm tăng đáng kể lượng muối bạn ăn vào.

- Nếm thức ăn trước khi cho thêm gia vị để đảm bảo bạn chỉ cho một lượng vừa đủ, không cho quá nhiều. Không nên cho muối hay gia vị có nhiều muối vào nước luộc rau. 

- Giảm một nửa lượng muối và gia vị chứa nhiều muối mà bạn cho vào khi chế biến món ăn. Việc giảm ăn muối nên thực hiện từ từ để cơ quan cảm nhận vị giác của bạn có thể làm quen và thích nghi dần với việc giảm vị mặn.  

- Chế biến món ăn với các loại gia vị khác để làm tăng cảm giác vị giác bù cho giảm vị mặn do bạn hạn chế muối trong các gia vị mặn.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: 4 loại gia vị dễ tìm giúp chống viêm hiệu quả.

Thu Nguyên - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

  • 16/04/2024

    Thiếu ngủ có thể làm tăng huyết áp

    Một nghiên cứu cho thấy ngủ ít hơn thời gian khuyến nghị mỗi đêm có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp.

  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

Xem thêm