Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lác mắt ở trẻ sơ sinh

Có khoảng 1 trên 20 trẻ bị lắc mắt.

Lác mắt là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này cũng có thể gặp phải ở trẻ lớn hơn. Có khoảng 1 trên 20 trẻ bị lắc mắt. Trẻ có thể bị lác 1 mắt hoặc cả 2 mắt và tình trạng lác mắt có thể diễn ra liên tục hoặc không liên tục.  Nguyên nhân gây lác mắt ở trẻ là do não bộ chưa phát triển đầy đủ và các cơ mắt vẫn đang học cách phối hợp với nhau và phối hợp với các chuyển động của mắt.

Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa

Mặc dù lác mắt là tình trạng phổ biến nhưng mắt lác vẫn là điều bạn cần để mắt đến. Nếu mắt con bạn vẫn còn lác khi được khoảng 4 tháng tuổi, thì đã đến lúc bạn nên đưa con đi kiểm tra.

Mắt lác có thể không chỉ là một vấn đề thẩm mỹ mà thị giác của trẻ có thể bị đe dọa. Ví dụ, theo thời gian, bên mắt không bị lác, chiếm ưu thế hơn có thể bù đắp cho mắt bị lác, điều này có thể dẫn đến giảm thị lực ở mắt yếu hơn khi não học cách bỏ qua các thông điệp thị giác của nó. Đây được gọi là nhược thị.

Hầu hết trẻ nhỏ bị lác được chẩn đoán trong độ tuổi từ 1 đến 4 và lác mắt càng được phát hiện sớm càng tốt, trước khi các kết nối giữa mắt và não được phát triển đầy đủ. Có nhiều phương pháp điều trị lác mắt, từ miếng dán, đeo kính cho đến phẫu thuật, có thể làm thẳng mắt lác của trẻ và giúp bảo vệ thị lực của chúng.

Các triệu chứng của tình trạng lác mắt ở trẻ em?

Trẻ bị lác mắt sẽ có hai mắt không nhìn cùng về một hướng. Mắt bị lác có thể lác vào trong, lác ra ngoài, lác lên trên hoặc lác xuống dưới. Các loại lác mắt bao gồm:

  • Lác hiện trong (esotropia):  có đặc điểm là có một hoặc cả hai mắt lác vào trong về phía mũi. Đây là loại lác phổ biến nhất và ảnh hưởng đến từ 2 đến 4 phần trăm trẻ em.
  • Lác ẩn ngoài (Exotropia). Kiểu này bao gồm một hoặc cả hai mắt lác ra ngoài về phía tai. Tình trạng này ảnh hưởng đến 1 đến 1,5 phần trăm trẻ em.
  • Lác hiện trên (Hypertropia) . Đây là khi hai mắt bị lệch, với một bên mắt bất thường nằm cao hơn mắt còn lại. Nó ảnh hưởng đến khoảng 1 trên 400 trẻ em.
  • Lác ẩn dưới (Hypotropia). Đây là tình trạng ngược với lác hiện trên  - khi bên mắt bị lác nằm thấp hơn so với mắt còn lại

Ngoài việc mắt quay theo hướng nào, các bác sĩ còn chia nhỏ thêm các trường hợp lác. Các phân loại phổ biến bao gồm:

  • Lác hiện trong ở trẻ sơ sinh. Theo Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO), cứ 50 trẻ sinh ra thì có đến 1 trẻ mắc chứng rối loạn mắt này. Các trường hợp không tự khỏi khi trẻ 4 tháng tuổi cần được điều trị y tế.
  • Lác hiện trong điều tiết. Đây có thể là kết quả của chứng viễn thị nặng và thường xảy ra khi trẻ được 1 tuổi.  Nó có xu hướng bắt đầu dần dần và sau đó trở nên liên tục hơn.
  • Lác giả. nhiều trẻ có sống mũi lớn và có nhiều nếp gấp da ở góc trong của mắt. Do vậy, trẻ trông có vẻ như bị lác, nhưng trên thực tế lại không bị lác. Chứng lác mắt giả sẽ biến mất khi trẻ lớn lên và cấu trúc khuôn mặt phát triển khi trẻ được 2-3 tuổi.

Điều quan trọng cần lưu ý là không phải mọi trường hợp lác đều có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của con bạn nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bất kể mắt của con bạn nhìn có lác hay không

  • Thường xuyên nheo mắt hoặc chớp mắt, đặc biệt là trong điều kiện môi trường ánh sáng chói. Đó có thể là một tín hiệu cho thấy trẻ đang bị song thị.
  • Quay đầu hoặc nghiêng đầu. Đó có thể là dấu hiệu trẻ đang cố gắng xếp một vật trong tầm nhìn của trẻ.

Những nguyên nhân gây ra mắt lác ở trẻ sơ sinh là gì?

Lác mắt là do các cơ mắt không hoạt động đồng thời  nhưng tại sao các cơ này không hoạt động cùng nhau là một bí ẩn đối với các chuyên gia. Tuy nhiên, họ biết rằng một số trẻ có nguy cơ bị lác mắt cao hơn những đứa trẻ khác. Chúng bao gồm:

Trẻ em có tiền sử gia đình bị lác, đặc biệt là có cha mẹ hoặc anh chị em bị lác.

  • Trẻ em bị viễn thị.
  • Trẻ em đã bị chấn thương ở mắt ví dụ như do phẫu thuật đục thủy tinh thể.
  • Trẻ em có vấn đề về thần kinh hoặc phát triển trí não. Các dây thần kinh trong mắt gửi tín hiệu đến não để điều phối chuyển động, vì vậy trẻ sinh non hoặc mắc các bệnh như hội chứng Down, bại não và chấn thương não có nhiều khả năng bị lác hơn.
Các phương pháp điều trị mắt lác ở trẻ sơ sinh là gì?

Kiểm tra thị lực (để kiểm tra sức khỏe của mắt, sự phát triển thị lực và sự điều chỉnh của mắt) nên là một phần trong mỗi lần khám sức khỏe của trẻ bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Nếu thực sự xác định được rằng mắt của trẻ bị lác, chúng sẽ nhận được một trong các phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng lác.

Các phương pháp điều trị mắt lác nhẹ bao gồm:

  • Đeo kính để điều chỉnh thị lực ở mắt yếu hơn hoặc làm mờ thị lực ở mắt tốt nên mắt yếu buộc phải tăng cường.
  • Một miếng che mắt dành cho mắt không lác, buộc trẻ phải sử dụng mắt yếu hơn để nhìn. Mục đích là để tăng cường các cơ mắt yếu hơn và điều chỉnh thị lực.
  • Thuốc nhỏ mắt: hoạt động giống như miếng che mắt, làm mờ tầm nhìn ở mắt tốt của trẻ, vì vậy chúng phải sử dụng miếng che mắt yếu hơn để nhìn. Đây là một lựa chọn tốt nếu con bạn không chịu đeo miếng che mắt.

Đối với chứng lác mắt nghiêm trọng hơn, các lựa chọn bao gồm:

Phẫu thuật

Trẻ sẽ được gây mê toàn thân, các cơ mắt được thắt chặt hoặc thả lỏng để điều chỉnh mắt. Trẻ có thể cần phải đeo miếng che mắt và hoặc nhỏ mắt, nhưng nói chung, quá trình hồi phục chỉ mất vài ngày.

Những trẻ bị lác mắt thường xuyên sẽ có nguy cơ phải phẫu thuật cao hơn so với những trẻ thỉnh thoảng mới lác. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng chỉ khâu có thể điều chỉnh, cho phép họ điều chỉnh hướng mắt sau khi phẫu thuật.

Tiêm botox

Trong quá trình gây mê, bác sĩ sẽ tiêm Botox vào cơ mắt để làm nó yếu đi. Bằng cách thả lỏng cơ, mắt có thể điều chỉnh đúng cách. Việc tiêm có thể cần được lặp lại định kỳ, nhưng trong một số trường hợp, tác dụng có thể kéo dài.

Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã lưu ý rằng tính an toàn và hiệu quả của botox ở bệnh nhi dưới 12 tuổi vẫn chưa được thiết lập.

Triển vọng của trẻ sơ sinh mắt lác là gì?

Không thể ngăn ngừa chứng lác mắt, nhưng phát hiện và điều trị sớm là chìa khóa quan trọng.

Bên cạnh các vấn đề về thị lực kéo dài, trẻ bị lác không được điều trị có thể chậm đạt được các mốc phát triển, chẳng hạn như cầm nắm đồ vật, đi và đứng. Trẻ em được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ có cơ hội tốt nhất để có thị lực và sự phát triển khỏe mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm màng bồ đào

Hồng Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm