Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kỹ thuật đi bộ cơ bản giúp chữa bệnh

Hoạt động giúp con người khỏi trì trệ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng người ngồi lâu (làm việc tĩnh) hơn 60% tổng thời gian/ngày, dễ bị mỡ máu cao, xơ cứng động mạch, nhiều cholesterol, lão hóa sớm... Do đó, cơ thể cần vận động phù hợp.

Kỹ thuật đi bộ cơ bản giúp chữa bệnh

Trong số các phương pháp rèn luyện thể lực thì đi bộ có tính đại chúng cao, an toàn, đơn giản, dễ tập. Đi bộ góp phần tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Hoạt động thể lực đối với sức khỏe

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Dự báo đến năm 2020, 70% số bệnh gia tăng như tiểu đường, béo phì, tim mạch... là do phải ngồi quá lâu, thiếu vận động gây nên.

Ngồi nhiều, ít vận động gây biến đổi rõ ràng nhất đến quá trình trao đổi chất của con người. Nhiều thông tin cảnh báo về các bệnh mạn tính, bệnh truyền nhiễm thường do mệt mỏi, ít vận động, sinh hoạt không hợp lý. Mặt khác, ngồi nhiều dễ gây rối loạn tế bào, nguy cơ bị ung thư gia tăng. Bởi vì chỉ khi cơ thể tăng cường hoạt động thì số lượng tế bào miễn dịch mới tăng theo, còn trì trệ thì ngược lại. Vì thế, vận động là cách hữu ích, đơn giản nhất để ngừa bệnh tật.

Đi bộ có tính đại chúng cao, an toàn, đơn giản, dễ tập, góp phần tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Đi bộ có tính đại chúng cao, an toàn, đơn giản, dễ tập, góp phần tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Kỹ thuật cơ bản của đi bộ

Tập đi bộ bình thường: Trước hết bạn nên đi chậm. Tần số bước chân trong 1 phút 70-90 bước, tương đương 3-4km/giờ. Khi đi chú ý đến nhịp thở ra hít vào đều đặn. Tuy nhiên, quá trình đi bộ, tốc độ đi phụ thuộc vào hai yếu tố chính là độ dài bước chân và tần số bước. Độ dài bước phụ thuộc vào cấu trúc cơ thể và sức khỏe. Tần số bước phụ thuộc vào sức mạnh của đôi chân, tốc độ đưa chân, lực đạp sau và sự phối hợp của tay.

Tần số bước chân trong 1 phút 120-140 bước, tương đương 5,5-6,5km/giờ là đi bộ nhanh. Trên 140 bước trong 1 phút tương đương trên 6,5km/giờ là đi rất nhanh. Với cường độ đi bộ này là có thể đạt đến mức có hiệu quả rèn luyện.

Tập đi bộ kèm đánh lăng tay: Động tác đánh tay thông qua khớp vai giữ thăng bằng cho cơ thể trong quá trình đi và góp phần điều chỉnh tần số bước đi. Đánh tay tích cực nhịp nhàng, khi đưa tay ra phía trước hơi chếch vào trong. Khi đưa tay ra sau hơi chếch ra ngoài. Nhờ đó tăng cường hoạt động cơ và dây chằng ở vai và ngực. Cách này thích hợp với người mắc các bệnh mạn tính về đường hô hấp.

Tập đi bộ vừa đi vừa xoa bụng: Vừa đi vừa xoa bụng có lợi cho tiết dịch và bài tiết ở dạ dày, nhất là với những ai tiêu hóa không tốt hoặc bị bệnh mạn tính về tiêu hóa.

Tập đi bộ thể thao: Động tác cần nhịp nhàng, thân thẳng, tay đánh mạnh. Khi bước về phía trước thì dùng gót chân chạm đất trước, khớp gối duỗi thẳng tự nhiên từ gót chân nhanh chóng chuyển sang toàn thân rồi mũi chân cuối cùng chạm đất. Khi chuyển sang bước lăng chân về trước nên lấy hông kéo chân đang co gối lăng theo và đẩy khớp hông chủ động di chuyển về trước. Mỗi lần tập đi 500-1.000m, lặp lại 4-5 lần, cách nhau 3-5 phút, cường độ trung bình. Cách tập này có biên độ hoạt động ở khớp vai và hông lớn. Cơ eo lưng được co duỗi và thả lỏng nhịp nhàng. Vì là động tác khác thường, phải tập trung chú ý cao độ, vì vậy có thể chuyển dịch nhanh chóng điểm hưng phấn trên vỏ não, giảm căng thẳng, mệt mỏi do lao động trí óc, tăng cường trao đổi chất, đỡ đau lưng...

Tập đi bộ - chạy kết hợp: Tức là tập đi một đoạn lại chạy một đoạn. Cứ thế tiếp diễn luân phiên. Có thể đầu tiên đi một phút rồi chạy một phút, rồi cứ thế luân phiên tiếp tục. Cần căn cứ vào sức mình mà sắp xếp cho vừa, tăng dần phù hợp. Ví dụ tuần 1 chạy 3 lần, đi 3 lần và sau tăng dần lên chạy 10 lần đi 10 lần. Sau khi đã ổn định khối lượng vận động đó, có thể mỗi lần đi 200m, chạy 200m luân phiên. Rồi cố định ở mức nào đó mà kiên trì tập luyện. Tuy vậy cũng không nên nóng vội và cần thở sâu, đều, sức khỏe được cải thiện rõ.

Cách điều hòa thở trong khi đi bộ

Thở bằng ngực, khi hít vào

khoang ngực cũng phồng nở lên, khi thở ra thì xẹp xuống. Cách thở đúng này thường gồm mấy bước sau: cố mở rộng khoang ngực, hít không khí vào, làm cho không khí vào cả phần giữa lẫn dưới phổi, đồng thời cơ hoành cũng hạ xuống.

Trình tự thở ra thì ngược lại.Trước tiên, cơ hoành nâng lên, làm cho khoang ngực hẹp lại, đẩy không khí trong phổi ra ngoài. Tuy vậy khi thở cũng nên lưu ý không khom gù lưng lại, mà phải thư giãn ngực kịp thời.

Cần chú ý: Giữ nhịp thở tự nhiên, không nên hít vào quá mức, chỉ cần thấy vừa đủ là được.

Thở bằng bụng: Khi hít thì bụng phồng lên, cơ hoành di động xuống dưới để đưa được nhiều không khí vào toàn phổi. Muốn hô hấp có ích nhất, cần làm cho phổi tham gia hoạt động. Hô hấp như thế không chỉ hít được vào nhiều không khí, cung cấp thêm ôxy mà còn do lúc thở bụng nâng lên hạ xuống nên có ích cho hệ tiêu hóa và lục phủ ngũ tạng, tăng cường tuần hoàn máu điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật, làm cho thần kinh ổn định.

Như vậy, việc vận động đi bộ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để có kết quả tốt, cần kiên trì, thực hiện nếp sống khoa học, học cách đi thoải mái, không quá căng thẳng, áp dụng phối hợp tối ưu các kỹ thuật của đi bộ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đi bộ nhiều hơn một chút để cuộc đời dài thêm

BS. Lê Thị Hương - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm