Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kiểm soát căng thẳng khi làm việc tại nhà trong mùa dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến công việc của rất nhiều người, họ phải làm việc ở nhà, không được ra đường, giao lưu gặp gỡ bạn bè... Điều này khiến không ít người cảm thấy hay rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu. Làm sao để tránh tình trạng này trở nên xấu hơn?

Nguyên nhân và biểu hiện căng thẳng

Những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 làm gia tăng sự lo lắng, căng thẳng, thậm chí dẫn đến trầm cảm. Làm việc tại nhà khiến không gian bị thay đổi, phải làm việc tại nhà trong mùa dịch, các vấn đề kỹ thuật như đường truyền internet kém, vừa làm việc vừa trông con nhỏ, làm việc nhà càng khiến tậm trạng trở nên chán nản, mệt mỏi.

Làm việc ở nhà mùa dịch khiến bạn thêm căng thẳng do nhiều yếu tố.

Bên cạnh đó, việc phải xử lý khối lượng công việc khác nhau dẫn tới khả năng tiếp cận và sử dụng các công cụ và thiết bị cần thiết để thực hiện công việc khiến hiệu qua, năng suất làm việc thấp hơn. Những ngày ở trong nhà, bạn cũng không được trao đổi, trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp khiến những căng thẳng trong công việc khó được giải tỏa. Thêm cả những lo lắng về dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến công việc khiến bạn dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, mất ngủ.

Biểu hiện nữa cho sự căng thẳng kéo dài là cảm thấy bứt rứt, tức giận, thường xuyên thấy không yên tâm, bồn chồn hoặc lo lắng, thiếu động lực, mệt mỏi, quá sức hoặc kiệt sức hay buồn bã.

Làm sao để kiểm soát căng thẳng?

Những mẹo đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu khi việc tại nhà hiệu quả:

Xây dựng không gian làm việc thoải mái: Bạn nên chọn một khu vực thoáng mát, yên tĩnh trong ngôi nhà của mình để sử dụng làm không gian làm việc. Một không gian thoải mái sẽ khiến tâm trạng của bạn tốt hơn, giảm bớt căng thẳng, lo âu. Khi ngồi vào bàn làm việc sẽ có một tín hiệu rõ ràng đến não rằng đã đến lúc phải tập trung cho công việc.

Một không gian làm việc thoải mái có thể giúp tâm trạng của bạn tốt hơn.

Xây dựng thời gian biểu rõ ràng: Dù làm việc tại nhà thì bạn cũng nên chủ động lập thời gian biểu thay vì làm việc khi bạn tranh thủ được thời gian. Chọn thời gian khi bạn cảm thấy thoải mái và đáp ứng được tiến độ công việc. Điều này có thể giúp bạn đạt hiệu quả làm việc cao hơn. Đừng để những khó khăn trong công việc trong tâm trí bạn, suy nghĩ về chúng có thể khiến bạn căng thẳng hơn.

Thường xuyên trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp: Vào thời điểm này, bạn nên trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp, cấp trên về những căng thẳng trong công việc khi phải duy trì cách ly giao tiếp xã hội để xác định những nguyên nhân gây ra căng thẳng và cùng nhau để tìm ra giải pháp. Cảm giác cô lập khi phải làm việc một mình tại nhà có thể gây căng thẳng và ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Bạn nên duy trì liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp qua điện thoại, internet... để đảm bảo các quy định về phòng bệnh trong mùa dịch COVID-19 như hiện nay.

Vận động cơ thể: Ngoài thời gian làm việc, bạn cũng cần tập thể dục đều đặn để kích hoạt việc phóng thích endorphin giúp cải thiện tâm trạng và giảm hormone gây căng thẳng. Dành thời gian cho những hoạt động mà bạn thích hoặc tập các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng ngay tại nhà như: yoga, erobic, ngồi thiền... vừa giúp cơ thể thêm khỏe mạnh vừa tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.

Dành thời gian để thư giãn: Bạn có thể thư giãn bằng cách xem phim, nấu ăn, đọc sách, dọn dẹp nhà cửa, nghe nhạc... để giảm bớt căng thẳng, lo âu trong những ngày nghỉ dịch làm việc ở nhà. Khi bị căng thẳng quá độ, chúng ta thường cảm thấy khó chịu, bực bội, thậm chí thiếu kiên nhẫn và không thể kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của chính mình. Bạn hãy hít thở thật sâu và đều để trở nên bình tĩnh và sáng suốt hơn, giúp bạn nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi cảm xúc tiêu cực.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết : Phòng chống dịch COVID-19: Những lưu ý để làm việc tại nhà hiệu quả.

Nguyễn An - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 11/09/2024

    Táo bón mạn tính ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.

  • 10/09/2024

    Mách bạn cách đối phó với tình trạng hôi chân

    Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?

  • 10/09/2024

    Dậy thì sớm: liệu có cách nào ngăn ngừa không?

    Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.

  • 10/09/2024

    Giảm cân hiệu quả hơn với chế độ ăn giàu chất xơ và protein

    Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.

  • 09/09/2024

    Dấu hiệu bạn đang thiếu chất xơ và cách bổ sung an toàn

    Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.

  • 09/09/2024

    Căng thẳng quá mức trong công việc tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ

    Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.

  • 09/09/2024

    Cần lưu ý gì khi uống Astaxanthin để chống oxy hoá?

    Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.

  • 09/09/2024

    Sỏi mật có dễ tái phát không?

    Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.

Xem thêm