Tỏi được xem là loại thực phẩm chứa nhiều "kháng sinh tự nhiên" có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tẩy giun, tăng cường chức năng tiêu hóa, nâng cao thể chất, phòng trừ hiệu quả bệnh đường ruột...
Hàng ngày, chúng ta có thể ăn tỏi sống, tỏi nướng, bột tỏi, tỏi ngâm giấm, tỏi ngâm rượu, trà tỏi...
(Ảnh minh họa)
Mặc dù tỏi rất tốt nhưng lại không thể sử dụng một cách tùy tiện. Theo khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi. Đặc biệt, không ăn tỏi trong các trường hợp sau:
Không ăn khi bụng đang đói
Ăn tỏi lúc bụng đang đói hoặc chỉ ăn mỗi tỏi mà không ăn kèm với thức ăn khác sẽ khiến niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương, gây viêm dạ dày cấp, loét dạ dày, loét tá tràng. Ngoài ra, nếu ăn nhiều tỏi trong một lần có thể làm tăng axít clohydric trong dạ dày, gây khó chịu.
Không ăn khi uống thuốc chống đông máu
Tỏi sở hữu đặc tính chống đông tự nhiên và được coi là tốt nhất để điều trị các vấn đề về lưu thông. Nhưng nếu đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, bạn không nên ăn tỏi vì nó có thể dẫn đến chảy máu nhiều.
Ngoài ra, nếu bạn đang bị bệnh và uống các loại thuốc theo toa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi định ăn tỏi hàng ngày.
(Ảnh minh họa)
Không ăn khi mắc bệnh gan
Tỏi có tính nóng, vị cay nên ăn nhiều tỏi sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, đường ruột cũng như ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và làm cho những người mắc bệnh gan dễ buồn nôn.
Hơn nữa, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan
Không ăn khi mắc bệnh về mắt
Ăn tỏi lâu ngày thật sự có hại cho mắt. Theo nghiên cứu, vị của tỏi là cay nhất, nó có thể "thấu" lên cả mắt và gây ra tổn thương. Vì vậy, người đang có bệnh về mắt nên hạn chế ăn tỏi, nhất là tỏi sống. Ngoài ra, những thực phẩm cay khác cũng nên kiêng.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những 'đại kỵ' khi ăn tỏi không phải ai cũng biết.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.