Thực phẩm cay. Cà ri và các loại thực phẩm cay khác làm gia tăng hoạt động trong ruột lên mức cao hơn bình thường. Điều này làm tăng rủi ro bị các triệu chứng như tiêu chảy và đau quặn bụng.
Chất béo. Những loại thực phẩm nhiều chất béo có thể khiến ruột co thắt nhiều hơn bình thường, vốn có thể gây đau quặn bụng. Người bị IBS nên tránh dùng hoặc ăn chất béo bão hòa có nguồn gốc động vật, thay vào đó nên sử dụng các sản phẩm chứa chất béo không bão hòa dạng đơn thể (chẳng hạn như dầu ô liu) hoặc chất béo không bão hòa dạng đa thể (như dầu hạt hướng dương) trong chế độ ăn. Các loại thực phẩm cần tránh đối với bệnh nhân IBS là thịt chế biến (chẳng hạn như xúc xích, pa tê), các loại quà vặt nhiều chất béo (bánh quy, thực phẩm dạng hạt) và mayonnaise.
Đường và đường thay thế. Fructose, thành phần tạo ra đường, khó tiêu hóa hơn ở bệnh nhân IBS. Táo bón, tiêu chảy và đầy hơi đều do sự hiện diện của đường trong chế độ ăn gây ra. Các loại đường thay thế như sorbitol và splenda có cùng tác động như vậy. Những loại thực phẩm cần tránh ở người bị IBS bao gồm mứt, si rô, bánh kẹo và nước trái cây có đường.
Sản phẩm sữa. Những người bị IBS và không dung nạp lactose khó tiêu hóa một số sản phẩm sữa. Sữa, kem bánh và kem ăn chứa các loại đường tự nhiên, trong quá trình tiêu hóa có thể gây tiêu chảy đau quặn bụng và táo bón. Phó mát và sữa chua không gây các triệu chứng này. Nếu bạn không thể dung nạp lactose, tốt nhất nên giảm bớt lượng sản phẩm sữa trong chế độ ăn và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Rau cải. Trong khi một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng được khuyến khích, một số loại rau có thể gây ra chứng đầy hơi, một triệu chứng bình thường trong các cơn phát bệnh IBS. Bạn có thể bị đau quặn bụng vì chứng đầy hơi do bông cải xanh, cải bắp và củ hành gây ra.
Lúa mì. Bánh mì, ngũ cốc và các sản phẩm lúa mì có thể gây ra IBS. Chúng có thể làm trầm trọng thêm bất kỳ triệu chứng nào đã từng trải qua.
Trái cây nhiều a xít. Chanh, cam, quýt, và các loại trái cây khác chứa nhiều a xít có thể gây ra hoặc làm gia tăng các triệu chứng của IBS.
Rượu. Đối với một số bệnh nhân IBS, rượu là thứ không nên dùng. Rượu kích thích lớp niêm mạc ruột, gây ra các triệu chứng chẳng hạn như đau bụng.
Cà phê. Thường gây ra nhiều vấn đề cho người bị IBS, nó kích thích ruột gây tiêu chảy và đau quặn bụng.
Bữa ăn “hoành tráng”. Những bữa ăn lớn thường gây khó tiêu và ở người bị IBS chúng có thể khiến hệ tiêu hóa trở nên quá tải, dẫn đến những cơn đau quặn bụng và bệnh tiêu chảy. Bệnh nhân IBS được khuyên chia nhỏ bữa ăn và có thể ăn 5-6 bữa mỗi ngày.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.