Kỳ nghỉ Tết kéo dài và không khí sum họp với nhiều bữa tiệc triền miên sẽ không thể tránh khỏi sự dư thừa calories (calo). Điều này lại càng cần được cảnh báo với những người đang bị bệnh gút. Vậy làm sao vẫn có thể tham dự cùng người thân trong mỗi cuộc vui mà không bị ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ nêu ra những vấn đề cần lưu ý giúp các bạn phòng tránh và có kế hoạch ăn uống trước khi “nhập tiệc”.
Trong các món ăn truyền thống của người Việt Nam mỗi khi Tết đến thường giàu chất béo, đạm, tinh bột – đường. Ngoài ra thói quen sử dụng rượu, bia quá đà cũng khiến cho mọi người bị rơi vào tình trạng dư thừa calo nếu không được tiêu hao kịp thời. Lượng calo bạn nên ăn mỗi ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, cân nặng, chiều cao, giới tính, lối sống, và tình hình sức khỏe nói chung. Vì vậy nếu không thể chối từ những bữa tiệc, hội họp hay gặp mặt dồn dập trong những ngày Tết, bạn nên ăn ít trong mỗi bữa và phân bổ thời gian hợp lý… Với những người bị bệnh gút thì cần hạn chế và tránh những món ăn giàu purin như hải sản, thịt đỏ, phủ tạng động vật... Lời khuyên của các bác sĩ trong chế độ dinh dưỡng dành cho người bị gút thường khuyến cáo họ giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân(nếu béo phì) và uống nhiều nước (khoảng 2-3 lít nước/ngày), đặc biệt là nước khoáng kiềm (để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu).
Nên cân bằng lượng calo ăn vào và lượng calo đốt bỏ mỗi ngày. Theo Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), nhu cầu calo tối thiểu của một người trung bình mỗi ngày trên toàn cầu là khoảng 1.800 kcal tương đương với khoảng 400g rau xanh, trái cây; thịt không quá 100g.
Vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Tập luyện nhẹ nhưng thường xuyên.Tránh làm việc nặng, quá sức hoặc luyện tập thể thao cường độ mạnh, tránh những nguy cơ dễ xảy ra chấn thương. Giữ ấm cơ thể, tránh lạnh. Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng (stress là một trong các yếu tố gây khởi phát cơn gout cấp). Nếu trong những ngày Tết bạn lỡ có ăn hơi nhiều một chút các món ăn cần kiêng khem thì cũng nên tăng cường vận động để cơ thể có thể tiêu hao đi lượng calo dư thừa. Bằng cách đi bộ hoặc khởi động tại chỗ các bài tập đơn giản cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả không chua. Nói chung các thực phẩm giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm sự hình thành acid uric. Trong bữa ăn hằng ngày nên sử dụng những rau quả giàu Vitamin C, giàu bê ta, carotene và vitamin E để nâng cao khả năng chống lão hóa cho cơ thể như sau:B carotene trong cà rốt, gấc, cà chua, bí đỏ, rau ngót, chuối tiêu chin, đu đủ chin,…( các rau, quả chin).Vitamin C trong rau ngót, cần tay, rau muống, rau cải xoong, cà chua,…
Cần lưu ý rằng nếu chế độ ăn giàu các vitamin từ các thực phẩm thiên nhiên thì người ta thấy tốt hơn nhiều cho sức khỏe khi hằng ngày phải bổ sung uống bổ sung các vi chất dinh dưỡng.
Uống nhiều nước lọc
Người bị bệnh gout nên uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), nên uống các loại nước khoáng không gas có độ kiềm cao giúp đào thải acid uric và hạn chế kết tinh urat tại ống thận
50g mứt (105 calo) = 28 phút hít đất
1lon bia (140 calo) = 15 phút chạy bộ
1 lon nước ngọt (145 calo) = 25 phút bơi lội
50g giò thủ (250 calo) = 58 phút đi bộ nhanh
50g lạp xưởng chiên (300 calo) = 45 phút đạp xe
1/8 bánh chưng chiên (350 calo) = 31 phút nhảy dây
Trên đây là một vài lưu ý nhỏ đối với những người bị bệnh gút. Thực hiện được chế độ dinh dưỡng hợp lý và đúng cách không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe cho mọi người mà còn giúp tiến trình điều trị được tốt hơn. Ngày Tết bên cạnh niềm vui sum họp có rất nhiều bữa ăn với thực đơn giàu đạm và đồ uống không có lợi cho bệnh nhân gút. Chính vì vậy bạn nên cân nhắc và quyết tâm thực hiện chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, sẵn sàng “nói không” với bia rượu và hạn chế tối đa các thực phẩm giàu purin để sang năm mới sẽ thật dồi dào sức khỏe. Bạn cũng nên đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp để các bác sĩ có lời khuyên tốt nhất cho bạn.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.