Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 loại rau củ chứa độc tố nguy hiểm, ăn nhiều còn có thể gây ung thư gan, ung thư dạ dày

Những món rau củ dưới đây đã được công nhận rằng có chứa độc tố nguy hiểm, có thể gây ngộ độc và ung thư, các gia đình nên tránh.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn rau củ tươi phong phú nhất, có thể kể đến như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần... Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng trong ăn uống hàng ngày, chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ... để cơ thể phát triển được tốt hơn.

Rau củ dù đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải lúc nào chúng cũng an toàn để ăn. 3 loại rau dưới đây đã được công nhận rằng có chứa độc tố nguy hiểm, có thể gây ngộ độcung thư mà các gia đình nên tránh.

Những loại rau củ có khả năng gây ung thư, ngộ độc

1. Gừng thối

Mùa hè thường là thời điểm mà tỷ lệ mắc bệnh gan tăng cao, trong số những tác nhân gây bệnh thì ăn uống là một trong những yếu tố phổ biến nhất. Theo bác sĩ Bao Zhijun (Bệnh viện Đông Trung Quốc, Đại học Phúc Đán): Gừng thối là một thực phẩm có thể gây hại cho gan bởi chúng có chứa một lượng nhỏ safrole - đây là một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư ganung thư thực quản.

Sau khi gừng bị thối, độc tố safrol sẽ lan ra toàn bộ củ gừng, khiến cho các bộ phận tưởng chừng lành lặn nhưng thực tế đã bị nhiễm độc. Bác sĩ cảnh báo gừng một khi đã hư hỏng thì nên vứt đi.

2. Cà chua xanh

Cà chua chín không chỉ giàu dinh dưỡng như vitamin Cvitamin A, mà nó còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, cà chua xanh thì lại rất nguy hiểm. Chúng có chứa chất solanine - một chất độc có thể gây nên các triệu chứng ngộ độc như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn tiết nước bọt, yếu sức… Chính vì vậy, bạn chỉ sử dụng cà chua chín để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn cà chua lúc đói vì cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, làm khó chịu cho dạ dày.

3. Dương xỉ diều hâu

Dương xỉ diều hâu có tên tiếng anh là Pteridium Aquilinum. Nhiều người chọn dương xỉ là món rau rừng ngon miệng mà không biết rằng dương xỉ diều hâu có chứa ptaquiloside - một loại chất độc được chứng minh là có thể gây ung thư dạ dày, vòm họng, đường tiết niệu cho cả người và động vật ăn cỏ. Ngoài dương xỉ diều hâu, sự hiện diện của ptaquiloside còn được phát hiện ở nhiều loại dương xỉ khác, nhưng ở dương xỉ diều hâu là nhiều nhất.

Con người có thể bị phơi nhiễm loại chất này qua 2 con đường: Do ăn dương xỉ diều hâu, do ăn thịt và uống sữa của động vật ăn dương xỉ. Vào năm 2007, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã phân loại ptaquilosid là chất gây ung thư nhóm 2B - nhóm này bao gồm những chất (hoặc hỗn hợp) có thể gây ung thư cho người.

Vậy đâu là loại rau củ có tác dụng chống ung thư tốt nhất?

1. Các loại rau màu xanh đậm

Rau bina, cải xoăn, rau diếp, cải bẹ, rau diếp xoăn... có chứa cellulose, axit folic và các loại carotenoit khác nhau như lutein và zeaxanthin, cũng như saponin và flavonoid. Khả năng 'chống ung thư' của rau xanh đậm là ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản và ung thư phổi.

2. Cà tím

Cà tím có chứa 13 loại hợp chất phenolic có khả năng chống lại ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư. Đồng thời, cà tím còn có tác dụng hạ cholesterol, chống xơ vữa động mạch, từ đó ngăn ngừa bệnh tim mạch vành.

3. Khoai lang

Thử nghiệm cho thấy khoai lang đứng đầu danh sách các thực phẩm có khả năng ngừa ung thư với tỷ lệ là 98,7%. Khoai lang có chứa một chất hóa học gọi là hydroepiandrosterone, có thể ngăn ngừa ung thư ruột kết và ung thư vú.

4. Rau hẹ

Cây hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin K, các khoáng chất quan trọng như đồng, sắt, mandan, canxi, riboflavin… Tất cả các dinh dưỡng này đều có tác dụng hỗ trợ các bộ phận chức năng trong cơ thể. Đặc biệt hơn, trong loại rau này còn chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên, có tác dụng chống ung thư hiệu quả, bao gồm ung thư vú, ung thư dạ dày, tuyến tiền liệt…

5. Cà rốt

Một nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học Iran cho thấy ăn cà rốt có thể giảm nguy cơ ung thư dạ dày lên đến 26%. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác thực hiện bởi Đại học Chiết Giang, Trung Quốc cũng chỉ ra rằng ăn nhiều cà rốt có thể làm giảm tỷ lệ phát triển ung thư tuyến tiền liệt.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: 5 cách để dự phòng ung thư gan.

Theo Tiểu Vy/Pháp luật & bạn đọc - Theo songkhoe.vn
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm