Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tẩy giun định kỳ: Cách bảo vệ gia đình khỏi hiểm họa từ giun

Việc tẩy giun định kỳ luôn là vấn đề vô cùng cấp thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cần thực hành việc tẩy giun định kỳ cho tất cả các thành viên để bảo vệ gia đình. Ảnh minh họa: Nguồn internet.

Trong nhiều năm qua, nước ta đã đạt được những kết quả khích lệ trong việc giảm tỉ lệ nhiễm giun, giảm được cường độ nhiễm và giảm tác hại của bệnh giun. Tuy nhiên, các chương trình tẩy giun chỉ tập trung vào một số nhóm đối tượng như trẻ em độ tuổi đến trường, phụ nữ độ tuổi sinh sản mà chưa mở rộng thêm các đối tượng khác, ví dụ người trưởng thành, các thành viên trong một gia đình, tập thể bởi khả năng lây nhiễm cao khi cùng sinh hoạt chung trong một môi trường.

Các thuốc tẩy giun được sử dụng phổ biến

Theo hướng dẫn tẩy giun đường ruột cho cộng đồng của Bộ Y tế Việt Nam năm 2018, hai loại thuốc được khuyến cáo sử dụng là mebendazole và albendazole, uống liều duy nhất với tần suất tùy vào dịch tễ nhiễm giun của vùng, có thể 1 – 3 lần/năm. Liệu trình này cũng được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo trong các chiến dịch tẩy giun toàn cầu.

Ivermectin liều duy nhất cũng là một sự lựa chọn điều trị giun với nhiều bằng chứng lâm sàng trên các loại giun đường ruột, giun lươn, giun đầu gai, hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da do nhiễm giun móc từ chó mèo.

Tẩy giun theo hướng dẫn có thực sự mang lại hiệu quả như mong đợi?

Mebendazole và albendazole là thuốc trị giun phổ biến, albendazole được xem là có hiệu quả cao hơn mebendazole với ít tác dụng phụ hơn. Và theo nhiều nghiên cứu lâm sàng, hiệu quả của liều duy nhất albendazole hay mebendazole trên giun đũa là rõ rệt, nhưng với giun móc và giun tóc thì còn nhiều tranh cãi.

Albendazole không hiệu quả trong việc loại bỏ cả 3 loại giun truyền qua đất. Trong một báo cáo của WHO đánh giá hiệu quả các thuốc trị giun, albendazole diệt giun đũa với tỷ lệ thành công 96%, diệt trứng giun đũa đạt 98%, tỷ lệ diệt giun móc thấp hơn với 80%, diệt trứng giun móc 90%, nhưng với giun tóc thì tỷ lệ rất thấp, chỉ với 31% và diệt trứng giun tóc 50%.

Hình minh họa hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da do nhiễm giun.

Ảnh: Nguồn Internet.

Xu hướng phối hợp thuốc để đặc trị giun hiệu quả hơn

Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã đặt ra vấn đề tìm liệu pháp loại bỏ giun khác như vaccine hoặc phát triển thuốc mới, đồng thời nhấn mạnh việc phối hợp các thuốc điều trị giun hiện có để mở rộng phổ trị giun, tăng cường hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bức thiết của việc tẩy giun trong cộng đồng.

Phối hợp albendazole 400mg và ivermectin 0,2 mg/kg liều duy nhất gần đây đã được đề cập trong báo cáo của WHO, với hiệu quả điều trị giun tóc cao hơn so với chỉ dùng albendazole đơn độc, việc phối hợp này mang lại hiệu quả và an toàn trong loại trừ các bệnh giun truyền qua đất.

Và trên thực tế, phối hợp albendazole và ivermectin đã được chỉ định an toàn cho hơn 500 triệu người trên toàn thế giới hằng năm để loại bỏ bệnh giun chỉ bạch huyết với khả năng dung nạp tốt, không làm tăng tác dụng phụ so với dùng albendazole đơn độc.

Phối hợp albendazole 400mg và ivermectin 0,2 mg/kg liều duy nhất sẽ có hiệu quả loại trừ giun đường ruột thông thường (giun đũa, giun móc, giun tóc) và các loại giun khác: giun lươn, giun đầu gai, giun móc từ chó mèo. Với hướng điều trị mới này, việc điều trị sạch giun sẽ đạt hiệu quả cao hơn và vẫn đảm bảo sự an toàn cho người dùng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giun móc và giun mỏ – nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em.

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm