Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 mẹo loại bỏ mùi hôi miệng sau khi ăn tỏi hay hành tây

Trong chúng ta, ai cũng sẽ có lúc gặp phải tình trạng hôi miệng. Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này, từ thực phẩm cho đến tình trạng sức khỏe của bản thân. Một trong số những nguyên nhân từ thực phẩm phổ biến nhất là tỏi và hành tây, đặc biệt là khi ăn sống. Vậy có cách nào làm giảm tình trạng hôi miệng sau khi ăn 2 thực phẩm này hay không?

Tại sao ăn tỏi và hành tây lại thấy hôi miệng?

Hành tây và tỏi là thành viên của họ gia đình “allium” – còn gọi là chi hành trong phân loại các chi thực vật. Tỏi và hành tây có khá nhiều đặc điểm giống nhau về thành phần, đặc biệt là chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh tương tự nhau. Các hợp chất lưu huỳnh mang lại cho thực phẩm hương vị đặc biệt. Ngoài ra, chúng cũng tiết ra các chất đặc biệt khi được cắt hoặc nghiền.

Trong đường tiêu hóa, vi khuẩn tồn tại và phát triển. Khi chúng ta ăn tỏi và hành tây, các chất trong 2 loại thực phẩm này trộn lẫn với vi khuẩn tạo ra mùi nhất định. Đây chính là mùi dẫn đến vấn đề hơi thở khó chịu mà nhiều người gặp phải.

Tỏi và hành tây có thể tiếp tục gây hôi miệng trong nhiều giờ sau khi ăn. Là một phần của quá trình tiêu hóa, các sản phẩm phụ của chúng được hấp thụ vào máu và mang đến phổi, làm cho hơi thở có mùi khó chịu. Tuy nhiên, hơi thở có mùi không phải là lý do để tránh ăn tỏi và hành tây. Những lợi ích sức khỏe của 2 loại thực phẩm này mang lại là đáng giá hơn nhiều việc gây ra hôi miệng, và dĩ nhiên – hôi miệng do ăn chúng hoàn toàn có thể loại bỏ được.

Các mẹo loại bỏ mùi do ăn tỏi và hành tây:
  1. Ăn các thực phẩm tươi, chẳng hạn như táo, rau chân vịt hay lá bạc hà. Nếu bạn đang ăn một bữa ăn đặc biệt nhiều tỏi, hãy thử ăn táo để tráng miệng hoặc nhai lá bạc hà tươi. Theo nghiên cứu, các thành phần hóa học của táo, rau chân vịt hoặc lá bạc hà tươi/đun nóng có thể giúp khử mùi hơi thở do tỏi gây ra. Trà xanh nóng và nước chanh cũng có thể mang lại hiệu quả rất tốt.
  2. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau khi ăn. Phần lớn vi khuẩn gây hôi miệng sống dưới đường viền nướu và trong mảng bám tích tụ trên răng. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau khi ăn hành hoặc tỏi có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi, cộng với cặn thức ăn còn sót lại trên răng. Sử dụng bàn chải điện có thể giúp bạn chải bên dưới đường viền nướu và giảm mảng bám tốt hơn. Điều này giúp hơi thở thơm mát hơn trong một thời gian dài. Một điều chú ý nữa là nếu chải nhẹ vòm miệng và lưỡi, theo chiều ngược lại bàn chải đánh răng sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn tích tụ và hạn chế gây mùi.
  3. Nước súc miệng có chứa chlorine dioxide. Các bằng chứng khoa học cho thấy nước súc miệng có chứa chlorine dioxide mang lại hiệu quả đối với hơi thở có mùi. Chlorine dioxide có thể giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trên lưỡi và các mảnh thức ăn còn sót lại. Bạn có thể mua nước súc miệng clorua dioxide tại nhiều cửa hiệu thuốc. Hãy sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa để đạt hiệu quả tốt nhất.
  4. Sử dụng tinh dầu. Tinh dầu thường được thêm vào các loại nước súc miệng có chứa cồn. Ngoài việc làm thơm hơi thở, một số loại còn có cả đặc tính kháng khuẩn. Một số loại tinh dầu với những lợi ích đã được chứng minh giúp loại bỏ hơi thở có mùi như tinh dầu bạc hà…
  5. Làm sạch lưỡi. Vi khuẩn cũng phát triển và sinh sôi ở mặt sau của lưỡi, nơi mà bàn chải đánh răng không thể chạm tới. Lưỡi quá trắng có thể chỉ ra tế bào chết, các mảnh thức ăn siêu nhỏ và vi khuẩn đang tồn tại và phát. Các dụng cụ làm sạch lưỡi - chẳng hạn như bàn chải lưỡi và dụng cụ cạo lưỡi có thể giúp bạn tiếp cận phần sau của lưỡi và làm sạch lưỡi. Chúng cũng có hiệu quả để loại bỏ các cặn gây mùi.
  6. Sử dụng giấm táo pha loãng. Giấm táo có chứa pectin, hỗ trợ sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi. Uống 1 đến 2 thìa canh giấm táo hòa trong một cốc nước trước khi ăn tỏi hoặc hành tây có thể giúp loại bỏ các sản phẩm phụ của chúng nhanh hơn. Giấm táo pha loãng cũng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Bạn cũng có thể uống chúng ở mức rất loãng sau bữa ăn, hoặc súc miệng trong 10-15 giây sau khi ăn như một loại nước súc miệng bình thường.
  7. Trà xanh. Uống một tách trà xanh nóng sau bữa ăn để giảm mùi hôi tạm thời cho đến khi bạn có thể đi đánh răng. Trong một nghiên cứu, 15 người tham gia đã sử dụng nước súc miệng trà xanh catechin và thấy hiệu quả của trà nó có thể so sánh với nước súc miệng sát trùng về hiệu quả kháng mùi. Một số nghiên cứu khác trong thí nghiệm cho thấy trà xanh và kem đánh răng có hiệu quả hơn kẹo cao su và cả bạc hà.
  8. Nhai kẹo cao su bạc hà. Nhai kẹo cao su bạc hà có thể tạm thời giảm tình trạng hơi thở hơi do ăn tỏi. Nhai kẹo cao su cũng có thể làm giảm tình trạng trào ngược acid dạ dày, kéo theo có thể làm giảm tác dụng sinh hơi kéo dài của hành tỏi sau khi tiêu hóa.

Tổng kết

Hơi thở hôi do tỏi và hành tây tất nhiên là không kéo dài mãi mãi, ngay cả khi tác dụng của nó có xu hướng kéo dài. Tuy nhiên, những mẹo nhỏ hoàn toàn có thể giúp bạn hạn chế cũng như khắc phục tình trạng hôi miệng nhanh hơn. Hãy lên kế hoạch trước nếu bạn chuẩn bị bữa ăn có nhiều tỏi hoặc hành tây. Nên tránh 2 loại thực phẩm trước khi phỏng vấn xin việc hoặc cuộc họp quan trọng. Bạn cũng có thể mang theo chỉ nha khoa cho những lúc cần thiết. Đừng để hơi thở hôi ảnh hưởng tới sự tự tin và hoạt động của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại: 11 cách để hơi thở thơm mát tự nhiên

 

Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

Xem thêm