Với tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến nghiêm trọng, ngày càng nhiều công ty áp dụng chế độ làm việc tại nhà để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
Làm việc tại nhà đòi hỏi rất nhiều kỷ luật từ bản thân, để bạn có thể đạt chất lượng công việc tốt như đang ở công ty. Dưới đây là một số cách giúp các bạn làm việc hiệu quả tại nhà.
Làm việc tại nhà đòi hỏi rất nhiều kỷ luật từ bản thân
Hãy giữ thời gian bắt đầu và kết thúc công việc như một ngày đi làm bình thường để cơ thể quen với nhịp độ công việc. Khi dậy sớm, bạn sẽ có thời gian chuẩn bị tất cả các công việc cá nhân một cách chu đáo, để tập trung vào công việc tốt hơn.
Đây là yếu tố rất quan trọng giúp bạn có 1 ngày làm việc hiệu quả. Nếu bạn nghĩ rằng “Hôm nay mình được nghỉ ở nhà, mình có thể dậy muộn 1 chút” thì bộ não và cơ thể bạn sẽ kích hoạt chế độ sẵn sàng nghỉ ngơi thay vì làm việc.
Vì vậy, hãy thực hiện các công việc cá nhân thật nhanh chóng, tự nhắc nhở bản thân đã đến giờ làm việc, rồi ngồi vào bàn giải quyết các công việc một cách nghiêm túc.
Bằng cách tạo ra “nhiệm vụ” để bé có việc làm, không bị nhàm chán, trẻ sẽ tự chơi để bố mẹ tập trung làm việc tại nhà
Nhiều người cho rằng vừa làm việc tại nhà vừa phải trông trẻ nhỏ là điều không thể. Chúng sẽ chạy xung quanh và muốn bạn chơi cùng, điều đó sẽ làm bạn rất mất tập trung.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khiến trẻ tự chơi mà không làm phiền bạn bằng cách tạo ra “nhiệm vụ” để bé có việc làm, không bị nhàm chán, như ghép hình, tô màu, vẽ tranh... Hãy mua sẵn những tập giấy thủ công, sách tô màu, bộ ghép hình chủ đề bọn trẻ yêu thích, rồi đưa cho bé theo từng đợt. Bạn không nên đưa tất cả cùng một lúc vì bé sẽ thử mỗi món đồ chơi một ít và chán tất cả trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Để đảm bảo các việc quan trọng được hoàn thành kịp tiến độ cam kết, bạn hãy đặt ra mục tiêu công việc mỗi ngày. Việc tạo thói quen sắp xếp, lên kế hoạch công việc giúp bạn sử dụng thời gian hiệu quả, cũng như giảm stress, căng thẳng khi có quá nhiều việc dồn đến một lúc.
Việc ngồi nhà làm việc có thể khiến bạn cảm thấy không khát nước như khi đi làm, do ít phải vận động di chuyển, cũng như giao tiếp với đồng nghiệp. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ uống nước đầy đủ để cơ thể được thanh lọc, tinh thần sảng khoái. Bạn có thể đặt đồng hồ nhắc uống nước mỗi giờ nếu bạn sợ quên.
Thói quen uống nước ấm mỗi ngày rất hữu ích để ngăn ngừa nhiễm bệnh COVID-19, bởi nước ấm không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn vi rút, mà còn làm mềm cổ họng và làm giảm kích ứng, chống lại các bệnh về đường hô hấp.
Các sản phẩm máy lọc nước tích hợp chế độ nước nóng rất tiện lợi, chỉ cần nhấn nút là có ngay cốc nước ấm không cần mất công đun
Bên cạnh đó, bạn cũng cần dành thời gian vận động, tập thể thao nếu không muốn cơ thể tăng cân, chậm chạp sau thời gian hạn chế ra khỏi nhà để phòng chống dịch bệnh. Đi bộ, chạy bộ ở những nơi vắng người gần nhà, tập yoga tại nhà ngoài giờ làm việc là những gợi ý có thể dễ dàng áp dụng cho cả gia đình.
Cơ thể khỏe mạnh giúp bạn luôn có tinh thần sảng khoái, tu duy nhanh nhẹn, làm việc năng suất và phòng chống bệnh tật hiệu quả.
Bạn nên ngồi làm việc trên bàn, đừng làm việc trên giường hoặc nằm trên ghế sofa. Điều này giúp đưa bộ não của chúng ta vào chế độ tư duy làm việc, thay vì cảm giác dễ buồn ngủ, hay muốn nghỉ ngơi.
Sử dụng máy lọc không khí là cách hiệu quả giúp không gian trong nhà luôn thoáng mát, trong lành để hệ hô hấp khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái.
Dọn dẹp bàn làm việc sạch sẽ và khu vực xung quanh thật gọn gàng sẽ giúp bạn có cảm giác như đang ở công ty, và làm việc nghiêm túc hơn. Ngoài ra, hãy đảm bảo không khí trong nhà luôn thoáng mát, trong lành để tinh thần sảng khoái, hệ hô hấp khỏe mạnh, từ đó làm việc luôn hiệu quả.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khi nào trẻ em dưới 12 tuổi có thể tiêm vaccine COVID-19?
Có lẽ bạn đã nghe nói rằng việc có tư thế tốt là khá quan trọng. Điều đó cũng đúng với tư thế ngủ của bạn. Các tư thế ngủ khác nhau có ảnh hưởng đến vai, cổ và cột sống của bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi tìm tư thế ngủ lành mạnh nhất cho mình.
Để duy trì một sức khỏe tốt, bạn nên chú ý tới các dấu hiệu viêm nhiễm có thể xuất hiện trên cơ thể. Chúng được coi là các tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và béo phì.
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.
Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.
Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?
Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.
Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.