Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hướng dẫn dành cho bà mẹ cho con bú

Dưới đây là những thắc mắc thường gặp của các bà mẹ đang cho con bú cùng với những câu trả lời xác đáng nhất đến từ phía các chuyên gia

Bà mẹ có cần vỗ lưng cho trẻ không?

Khi bú trẻ có thể nuốt một ít không khí vào và cần ợ ra. Vỗ nhẹ hoặc xoa lưng trẻ khi cho trẻ ngồi tựa lưng vào bụng mẹ hoặc tựa vào vai mẹ. Bà mẹ vỗ lưng khi đổi bên vú hoặc ở cuối bữa.

Đôi khi bà mẹ cần kiên nhẫn và liên tục vỗ lưng cho trẻ đang khóc vì bị đầy hơi. Cũng có thể xoa bụng cho trẻ. Đặt trẻ nằm úp vào vai hoặc đầu gối của bà mẹ. Nếu trẻ ngưng khóc thì có thể chính là do bị đầy hơi. Đầy hơi có thể lặp lại khi bà mẹ thay đổi tư thế của trẻ.

Nếu bà mẹ không vỗ lưng và trẻ không khó chịu thì cũng không cần lo lắng. Nếu trẻ ợ nhiều, bà mẹ có thể cho trẻ bú thêm một chút vì lượng khí này có thể làm cho trẻ no. Một số trẻ có thể trớ nên bà mẹ cần chuẩn bị khăn lau hoặc yếm đeo.

Bà mẹ có thể phòng bị đau núm vú như thế nào?

Đau núm vú là hậu quả của trẻ bú sai tư thế. Bà mẹ cho trẻ bú bên vú ít đau hơn cho đến khi có cảm giác xuống sữa, rồi chuyển sang bên vú đau nhiều hơn. Để vú khô tự nhiên hoặc lau nhẹ sau bữa bú.

Chỉ rửa vú bằng nước ấm. Tránh dùng xà phòng, cồn hay kem bôi và cần phải rửa lại trước khi cho trẻ bú.

Nếu núm vú bị nút hoặc chảy máu, nên dùng loại kem lanolin dành riêng cho bà mẹ cho con bú. Vắt một ít sữa bôi vào núm vú bị đau cũng giúp giảm đau. Giữ áo lót luôn sạch và khô.

Vú của bà mẹ có chảy sữa giữa các bữa bú không?

Thông thường bầu vú không chảy sữa. Phản ứng tiết sữa có thể có sau khi tắm, trong khi quan hệ tình dục hoặc bất kì lúc nào. Dùng khăn cotton mềm hoặc gạc để thấm sữa. Không nên dùng gạc có lớp plastic và thay gạc mỗi khi ướt để phòng tránh nhiễm khuẩn. Ấn nhẹ vú bằng bàn tay hoặc cẳng tay có thể làm tạm ngưng chảy sữa.

Mẹ thỉnh thoảng cho trẻ ăn sữa bình được không?

Trong vài tuần đầu, việc cho con bú thường xuyên, liên tục là rất cần thiết để duy trì nguồn sữa nuôi con. Sau đó khi trẻ được khoảng 4 tuần tuổi, mẹ có thể cho trẻ làm quen với bình sữa. Cho sữa mẹ vào bình để trẻ bú giúp trẻ quen với núm vú giả khi mẹ có thể nghỉ một bữa bú.

Trẻ cảm thấy bú bình sẽ nhẹ nhàng hơn bú mẹ. Trẻ đã quen bú bình có thể từ chối vú mẹ khi được cho bú lại.

Sữa mẹ là tất cả những gì trẻ cần trong 6 tháng đầu đời. Nước đun sôi để nguội, nước hoa quả hay sữa công thức thường không được khuyến cáo dùng cho trẻ đang bú mẹ.

Bà mẹ hút sữa ra khỏi vú như thế nào?

Nếu con thường xuyên không ở gần mẹ, mẹ sẽ cần dùng một máy hút sữa. Trên thị trường hiện có nhiều loại, bạn có thể hỏi ý kiến các bác sĩ để biết thêm thông tin.

Bóp sữa ra bằng tay từ bầu ngực cần sự kiên nhẫn, thực hành thường xuyên và thoải mái. Đầu tiên, rửa sạch tay và bình đựng sữa. Đặt một tấm khăn ngâm nước nóng lên bầu ngực và mát xa nhẹ nhàng cho đến khi sữa chảy ra. Ôm trọn bàn tay vào bầu ngực để ngón cái ở trên và các ngón còn lại ở dưới bầu ngực. Bóp nhẹ về phía bầu ngực nơi bạn cảm thấy các xoang sữa, như các cục gồ nổi lên vậy. Bóp chặt bầu ngực theo từng nhịp, đổi vị trí của ngón cái và các ngón tay vòng quanh để đảm bảo các xoang sữa đã được ấn đủ. Sau mỗi 3-5 phút, chuyển sang bầu ngực bên kia và làm tương tự.

Sữa mẹ có thể bảo quản được bao lâu?

Sữa mẹ dành cho trẻ sơ sinh mạnh khỏe có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng (lên đến 29.5 độ C) trong 3-4h. Để sữa trong bình đựng sạch có nắp đậy và giữ lạnh. Trong tủ lạnh, sữa có thể để đến 3 ngày. Để sữa ở phần phía trong của tủ lạnh, nhiệt độ ở đó là lạnh nhất. Bình đựng không cần tiệt trùng, chỉ cần rửa bằng nước nóng, hoặc nước rửa chén và rửa thật sạch trong máy rửa bát là đủ.

Sữa mẹ có thể bị vón hoặc đông lại. Rã đông 60-120ml sữa mẹ để tiện dùng. Để sữa trong bình đựng sạch nắp kín và bảo quản ở phần sau tủ đông. Dán nhãn và ghi ngày để đảm bảo bạn sẽ dùng sữa nào trước nhất. Sữa mẹ làm đông dùng tốt nhất trong vòng 3 tháng.

Tôi có thể cho con bú sau khi đi làm trở lại không?

Có. Nhiều bà mẹ đã thành công việc cho con bú sau khi đi làm trở lại và nhận ra đây là việc rất đáng làm. Hãy chuẩn bị kế hoạch và nói chuyện với quản lí hoặc bên nhân lực để tạo điều kiện có một không gian kín, nơi bạn có thể hút sữa mẹ ra giữa những giờ nghỉ giải lao.

Có nên dùng thuốc trong khi đang cho con bú?

Độ an toàn phụ thuộc vào loại thuốc và liều dùng. Luôn thông báo với bác sĩ rằng bạn đang cho con bú khi đi khám bệnh và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kì thuốc hoặc thảo dược tự nhiên nào.

Có thể tập thể dục trong khi đang cho con bú?

Tập thể dục thường xuyên sẽ không ảnh hưởng đến việc cho con bú và nên được khuyến khích. Sau sinh nở, cơ thể cần một vài tuần để thư giãn và phục hồi trở lại nên ban đầu cần tập luyện mức độ nhẹ.

Có cần kế hoạch hóa trong khi đang cho con bú?

Phụ nữ đang cho con bú nên bắt đầu kiểm soát thụ tinh ngay khi quan hệ tình dục trở lại sau sinh. Mặc dù việc cho con bú làm ngưng trệ kinh nguyệt một chút nhưng vẫn có thể có thai trước khi có kinh trở lại, do đó vẫn có nguy cơ có thai trở lại. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về hướng kế hoạch hóa.

CAI SỮA

Cho con bú mang lại nhiều lợi ích hơn ch cả mẹ và con. Trẻ nhỏ có nhu cầu bú cho đến năm thứ hai và tiếp tục lớn dần, nuôi dưỡng bởi dòng sữa mẹ. Nên cho trẻ bú liên tục, hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu. Có thể tiếp tục cho trẻ bú suốt năm đầu tiên hoặc lâu hơn nữa tùy vào điều kiện của mẹ và bé. Người mẹ có thể dựa vào tình trạng của con để cân nhắc thời điểm cai sữa hợp lí.

Vào thời điểm 6 tháng, mẹ nên bắt đầu cho con ăn dặm (thức ăn nửa đặc nửa loãng). Khi trẻ lớn hơn và thích ăn hơn, ít thích bú hơn, có thể cắt giảm bú sữa mẹ dần dần. Tốt nhất nên cai sữa dần dần, từ từ bằng cách cắt giảm dần qua thời gian.

Nếu trẻ dưới 1 tuổi khi cai sữa, nên sử dụng sữa công thức uống trong lọ hoặc trong cốc. Nếu bé trên 1 tuổi, có thể cai sữa để chuyển sang sữa bò toàn phần.

Theo Nutriongraphicscatalog
Bình luận
Tin mới
  • 18/09/2024

    Mỗi phút tiếp xúc ánh sáng xanh phá hủy hàng triệu tế bào nhãn cầu

    Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.

  • 18/09/2024

    Nên bắt đầu cho trẻ tập luyện thể thao như thế nào?

    Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.

  • 17/09/2024

    Ngủ 6 tiếng mỗi ngày có được coi là đủ?

    Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

  • 17/09/2024

    Giải mã những hiểu lầm về Vitamin K2

    Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.

  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

Xem thêm