Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều chỉnh tư thế để cải thiện chiều cao hiệu quả

Có thể bạn không biết rằng bạn có thể cao thêm vài phân chỉ đơn giản bằng cách sửa tư thế đi đứng, ngồi, nằm...

Nguyên tắc chung trong tư thế đi đứng hàng ngày là bạn phải luôn cố gắng giữ cho vai và lưng luôn thẳng… Điều này sẽ giúp cho các đốt sống lưng và đốt sống cổ thẳng, có tác dụng tích cực cho quá trình phát triển chiều cao.

Với những ai thường xuyên sử dụng máy tính hay các tiện ích như máy tính bảng, điện thoại thông minh… bạn nên tránh sử dụng chúng trong thời gian dài. Bởi vậy, khi bạn phải ngồi trước máy tính trong thời gian dài, cơ thể bạn sẽ dần kiệt sức, điều này sẽ khiến bạn không còn giữ đúng tư thế, áp lực sẽ dồn lên cột sống và cổ… chính điều này sẽ kiềm hãm sự phát triển chiều cao của bạn.

Tư thế đi, đứng

Với một dáng người thẳng thắn, bạn có thể sẽ cao hơn từ 1 đến 4 phân, nhất là những người lưng hơi gù hoặc đi lom khom. Nhiều người không nhận thấy là họ có thể cao lên được vài phân với chỉ một dáng đứng thẳng.

Tư thế đúng: Để hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Giữ thẳng hai chân để trọng lực cơ thể cân bằng. Giữ lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng, mắt nhìn về phía trước.

Có hai tật thông thường của chân khi di chuyển là chân cong vào (Knock-Knees) và cong ra (Bow-Legs) cũng làm cho người có tật bị lùn đi.

Những người bị chân cong vào thường để sức nặng cơ thể dồn trên phía trong của bàn chân. Để sửa chữa tật này, bạn phải nên đi hơi nhón lên một chút với sức nặng đè trên viền ngoài của bàn chân. Lúc đó, 2 đầu gối sẽ tách ra một cách tự nhiên và chân sẽ từ từ thẳng lại

Tật chân cong ra ngoài thì trái lại hai đầu gối cong ra phía trước. Cách chữa tật này ngược lại với cách chữa của chân cong vào trong.

Tư thế ngồi

Ngồi sai tư thế khiến cho cột sống của bạn bị cong, các đốt xương không thể giãn nở, khiến chiều cao của bạn bị “rút ngắn” so với thực tế.

Tư thế đúng: Hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Hai đầu gối giữ vuông góc. Hông giữ vuông góc với thân người. Lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng. Mắt nhìn về phía trước.

Bạn nên ngồi sát ra sau ghế. Đến khi lưng bạn chạm vào lưng ghế. Nếu bạn có khuynh hướng ngồi chỉ trong khoảng đến nửa ghế lưng bạn sẽ bị cong và sau một thời gian tư thế này sẽ có hại cho vóc dáng của bạn. Ngồi khom lưng sẽ gây rất nhiều tật xấu cho cơ thể, thường thấy nhất là vai so và gù lưng.

Tư thế nằm, ngủ

Nếu bạn ngủ không có gối thì lưng của bạn sẽ được duỗi thẳng hơn và các khớp xương sẽ không bị đè nén cho nên sẽ giãn nở rất nhanh. Khi bạn nằm ngủ với gối dày, cổ của bạn sẽ bị cong về phía trước nhiều hơn bình thường và lưng của bạn vì vậy cũng sẽ dễ bị uốn cong, ngay cả khi bạn đứng. Sau một thời gian dài, xương sống của bạn sẽ bị cong vĩnh viễn. Và khi bạn bị cong thì các bắp thịt cũng sẽ yếu đi vì thiếu hoạt động và lúc đó, có muốn sửa cho lưng thẳng lại cũng rất khó khăn. Khi bạn bị gù lưng, bạn có thể mất đi từ 1 đến 4 phân chiều cao.

Khắc phục: Nằm ngửa khi ngủ, tay chân duỗi thẳng tự nhiên về phía chân giường. Cơ thể thả lỏng, hoàn toàn thoải mái. Bạn có thể quay đầu sang 1 bên hoặc co tay nếu bạn muốn. Tuy nhiên, phải giữ thân mình cho ngay thẳng.

TPCN Growth Height Pro cung cấp canxi, kẽm, magie, axit béo bão hòa… các protein và lợi khuẩn probiotics để thúc đẩy sự tăng trưởng của xương khớp và đem lại lợi ích đặc biệt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tối đa các bệnh liên quan và đồng thời nâng cao sức khỏe, cho cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.

Kiều Việt - Theo Thanh Niên
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm