Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các nguy cơ khi dùng thuốc flucina bôi ngoài da

Vào mùa hè, các bệnh ngoài da như mụn, nhọt, mẩn ngứa, trứng cá, dị ứng, chàm, hăm (ở trẻ em)...

Vào mùa hè, các bệnh ngoài da như mụn, nhọt, mẩn ngứa, trứng cá, dị ứng, chàm, hăm (ở trẻ em)... bất kể bệnh ngoài da gì, nhiều người có thói quen mua thuốc flucina về bôi mà không cần biết đến những nguy cơ (tác dụng phụ) do thuốc gây ra hoặc tai biến khi lạm dụng loại thuốc này.

Hiện flucina được bán khá phổ biến trong các nhà thuốc, hiệu thuốc với nhiều tên khác nhau như flucin, flucinol, flucort, fluocin, fluocinolon... Đây là loại thuốc corticosteroid tại chỗ có tác dụng chống viêm, chống ngứa và tác dụng co mạch, dùng để bôi ngoài da chữa các bệnh như eczema, viêm da (viêm da dị ứng, tiếp xúc), vẩy nến (ngoại trừ dạng vẩy nến lan rộng), liken phẳng, luput ban đỏ hình đĩa... Một số chế phẩm còn phối hợp với kháng sinh như neomycin để điều trị các nhiễm khuẩn ngoài da.

Thuốc không được sử dụng trong các trường hợp có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, trứng cá đỏ, nhiễm khuẩn ở da do vi khuẩn, nấm hoặc virut (herpes, thủy đậu), hăm da.

Với những bệnh có chỉ định dùng thuốc, khi bôi cần bôi lên vùng da bị bệnh một lớp mỏng, 2-4 lần/ngày, tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ. Khi cần băng kín phải rửa sạch vùng da cần bôi thuốc, bôi thuốc rồi có thể dùng miếng gạc băng lại. Thuốc dạng kem  đặc biệt thích hợp với bề mặt ẩm hoặc rỉ nước và các góc hốc của cơ thể. Thuốc dạng mỡ thích hợp cho loại da khô, vết thương có vẩy.

Khi dùng thuốc trên mảng da rộng không nên băng kín vì tăng nguy cơ nhiễm độc toàn thân. Ở người bệnh dùng lượng lớn thuốc và bôi trên diện rộng, dài ngày hoặc băng kín có thể gây suy vỏ tuyến thượng thận. Dùng thuốc cho các vết thương nhiễm khuẩn mà không có thêm các kháng sinh điều trị thích hợp có thể làm cho nhiễm khuẩn bị lan rộng.

Cần lưu ý, hạn chế dùng cho trẻ em và giữ ở liều tối thiểu cần thiết đủ đạt hiệu quả điều trị, vì đối với trẻ em dễ bị suy giảm trục tuyến yên - dưới đồi - thượng thận gây chậm lớn, không tăng cân ở trẻ và hội chứng Cushing hơn người lớn.

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi bôi thuốc là kích ứng ở chỗ bôi thuốc. Ngoài ra, thuốc có thể gây teo da, vết rạn, nhiễm khuẩn thứ phát, dát sần, trứng cá đỏ, viêm da mặt, quá mẫn (ít gặp hơn). Có nguy cơ tăng tác dụng phụ toàn thân và các phản ứng phụ tại chỗ nếu dùng thuốc thường xuyên, bôi trên diện rộng hoặc dùng trong thời gian dài cũng như khi điều trị các vùng dễ bị hăm hoặc băng kín chỗ bôi thuốc. Cần ngừng thuốc nếu thấy kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc trong lúc điều trị.    

DS. Nguyễn Thị An - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm