Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bong da ở trẻ sơ sinh

Có con là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng khá đáng sợ trong cuộc đời. Từ khi mối quan tâm hàng đầu của bạn là giữ cho em bé mới sinh của mình luôn an toàn và khỏe mạnh, thì việc không thể tránh khỏi là bạn sẽ luôn lo lắng cho sức khỏe của bé.

Nếu da của bé bị khô và bắt đầu bong ra trong một vài tuần đầu sau sinh thì bạn nên biết những nguyên nhân dưới đây (để bớt lo lắng!).

Tại sao da bé lại bong ra? Có phải vì khô da không?

Vẻ ngoài của em bé mới sinh, bao gồm cả làn da, sẽ thay đổi rất nhiều trong vòng một vài tuần đầu đời. Tóc của em bé cũng sẽ đổi màu và da của bé có thể sẫm màu hơn hoặc sáng màu hơn.

Trước khi trở về nhà hoặc trong vòng vài ngày đầu sau khi về nhà, da của em bé mới sinh có thể sẽ bắt đầu bong ra. Đây là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ mới sinh. Bong da có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, như ở bàn tay, mu bàn chân hoặc mắt cá chân.

Khi sinh ra, em bé được bao bọc bởi rất nhiều loại dịch khác nhau, bao gồm nước ối, máu và bã nhờn thai nhi (vernix). Bã nhờn thai nhi là một lớp phủ dày, giúp bảo vệ làn da em bé khỏi nước ối.

Y tá sẽ giúp rửa sạch các loại dịch này ra khỏi người em bé sau khi sinh. Một khi lớp bã nhờn thai nhi bị loại bỏ, lớp da ngoài cùng của em bé sẽ bắt đầu bong ra trong khoảng 1-3 tuần. Lượng da bong ra là rất khác nhau, phụ thuộc vào việc em bé bị sinh non, sinh đủ ngày hay sinh già tháng.

Lớp bã nhờn của thai nhi trên da khi sinh càng nhiều, em bé của bạn càng ít bị bong da. Vì trẻ sinh non thường có nhiều bã nhờn thai nhi hơn, nên những trẻ này thường ít bị bong da hơn những trẻ sinh khi đủ 40 tuần trở lên. Nói cách khác, da hơi khô và bong ra sau khi sinh ở em bé là rất bình thường. Hiện tượng này sẽ tự mất đi và không cần phải chăm sóc đặc biệt.

Các nguyên nhân khác gây bong da và khô da

Trong một số trường hợp, bong da và khô da có nguyên nhân là do bệnh eczema hoặc viêm da dị ứng. Eczema có thể làm da khô, đỏ và ngứa từng mảng.

Luôn giữ da của em bé được làm ẩm có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh eczema. Nguyên nhân chính xác của tình trạng này hiện nay chưa rõ. Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bệnh eczema bùng phát, bao gồm tiếp xúc với các chất gây kích ứng như dầu gội hoặc các chất tẩy rửa.

Các sản phẩm làm từ sữa, hoặc từ đậu nành hay lúa mỳ cũng có thể gây ra eczema. Nếu em bé của bạn đang sử dụng sữa công thức có nguồn gốc từ đậu nành, bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên chuyển sang dùng sữa công thức không có đậu nành. Bác sỹ cũng có thể sẽ kê cho bạn một số loại kem dưỡng ẩm đặc biệt dùng cho bệnh eczema như Aveeno hoặc Cetaphil.

Bong da và khô da cũng có thể có nguyên nhân là do một bệnh di truyền tên là bệnh vẩy cá (ichthyosis). Bệnh này sẽ làm da đóng vẩy, ngứa và bong da. Dựa trên tiền sử bệnh của gia đình mà bác sỹ sẽ chẩn đoán em bé có bị bệnh vẩy cá hay không. Em bé có thể sẽ phải xét nghiệm máu hoặc lấy mẫu da.

Không có cách chữa khỏi bệnh vẩy cá, nhưng thường xuyên thoa kem có thể làm giảm tình trạng khô và cải thiện làn da của em bé.

Điều trị khô da và bong da

Mặc dù bong da là bình thưởng ở em bé mới sinh, nhưng bạn có thể sẽ thấy lo lắng nếu da của em bé nứt ra và trở nên khô quá mức ở một số vùng nhất định. Dưới đây là một số phương pháp bảo vệ làn da của em bé mới sinh và giảm tình trạng khô da.

Giảm thời gian tắm

Tắm lâu có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da em bé mới sinh. Nếu bạn thường tắm cho em bé trong khoảng 20-30 phút, hãy giảm bớt 5-10 phút.

Dùng nước ấm để tắm thay vì dùng nước nóng và chỉ sử dụng các sản phẩm làm sạch không có mùi thơm và không có xà phòng. Xà phòng thông thường thường quá thô ráp với làn da trẻ sơ sinh.

Thoa kem dưỡng ẩm

Thoa kem dưỡng ẩm không gây dị ứng lên da em bé 2 lần/ngày, bao gồm sau khi tắm. Thoa kem ngay sau khi tắm sẽ giúp giữ lại được độ ẩm cho da bé.

Việc làm này cũng có thể ngăn chặn khô da và giữ làn da em bé mềm mại hơn. Mát xa nhẹ nhàng làn da em bé với kem dưỡng ẩm có thể làm mất đi lớp da sắp bong ra.

Giữ cho em bé luôn đủ nước

Giữ cho em bé đủ nước là một điều quan trọng để làm giảm khô da. Em bé không nên uống nước cho đến khi đủ 6 tháng, trừ khi được sự cho phép của bác sỹ. Thay vào đó, hãy cho em bé bú sữa mẹ.

Bảo vệ em bé khỏi không khí lạnh

Đảm bảo rằng làn da của em bé không phải tiếp xúc với không khí lạnh hoặc gió khi đi ra ngoài. Đi tất hoặc đi găng cho trẻ khi ra ngoài. Bạn cũng có thể phủ một chiếc chăn mỏng, vải voan lên chỗ ngồi của em bé trên xe ô tô hoặc trên nôi để che mặt để em bé khỏi bị gió và không khí lạnh, bảo vệ da mặt của bé.

Tránh các chất hóa học độc hại

Bởi vì làn da em bé mới sinh rất nhạy cảm, cho nên, tốt nhất, bạn nên tránh để bé tiếp xúc với các chất hóa học độc hại bởi chúng có thể gây kích ứng da. Không thoa nước hoa hoặc các sản phẩm có mùi thơm lên làn da em bé mới sinh.

Thay vì giặt quần áo của em bé bằng bột giặt thông thương, hãy giặt bằng các sản phẩm được thiết kê riêng cho làn da của em bé.

Sử dụng máy làm ẩm

Nếu không khí trong nhà bạn quá khô, bạn có thể sử dụng máy làm ẩm không khi để tăng độ ẩm trong nhà. Máy làm ẩm không khí cũng có thể làm giảm eczema và khô da.

Kết luận

Không có cách nào để ngăn chặn tình trạng bong da sau khi sinh. Thời gian để bong hết lớp ngoài của da sẽ khác nhau với từng em bé. Luôn giữ cho em bé của bạn đủ nước có thể giúp giảm bong da và khô da.

Nếu tình trạng khô da và bong da không cải thiện trong vòng vài tuần hoặc tiến triển tệ hơn, bạn nên trao đổi với bác sỹ.

Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm